Bài 1
a) Tính nhẩm:
b) Đã tô màu vào một phần mấy mỗi hình sau:
Tính nhẩm kết quả dựa vào bảng nhân, bảng chia đã học.
a)
b) Đã tô màu vào \(\frac{1}{2}\) hình A.
Đã tô màu vào \(\frac{1}{3}\) hình B.
Đã tô màu vào \(\frac{1}{4}\) hình C.
Đã tô màu vào \(\frac{1}{6}\) hình D.
Đã tô màu vào \(\frac{1}{8}\) hình E.
Bài 2
a) Đặt tính rồi tính:
b) Tính giá trị của các biểu thức sau:
- Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
- Với biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
Bài 3. Một xe vận chuyển hàng trong siêu thị mỗi chuyến chở được nhiều nhất 5 thùng hàng.
a) Hỏi chiếc xe đó cần vận chuyển ít nhất mấy chuyến để hết 55 thùng hàng?
b) Mỗi thùng hàng cân nặng 100 kg. Hỏi mỗi chuyến xe đó vận chuyển được nhiều nhất bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
a) Để tìm số chuyến ít nhất để chở hết 55 thùng hàng ta lấy 55 : 5
b) Số kg nhiều nhất mỗi chuyến xe chở được = Cân nặng của mỗi thùng hàng x Số thùng chở được nhiều nhất trong 1 chuyến.
a) Để chở hết 55 thùng hàng, chiếc xe cần vận chuyển ít nhất số chuyến là
55 : 5 = 11 (chuyến)
b) Mỗi chuyến xe vận chuyển được nhiều nhất số ki-lô-gam là
100 x 5 = 500 (kg)
Đáp số: a) 11 chuyến
b) 500 kg
Bài 4
a) Tìm và đọc tên hình tam giác, hình tứ giác dưới đây:
b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có góc vuông.
a) Quan sát hình vẽ để xác định các hình tam giác, hình tứ giác và đọc tên.
b) Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông rồi kết luận.
a) Hình tứ giác MNKL
Hình tam giác DAK
b) Hình tứ giác MNKL có:
+) Góc vuông đỉnh M, cạnh MN, ML
+) Góc vuông đỉnh N, cạnh NM, NK
Bài 5. Một tấm thảm trải sàn có kích thước như hình vẽ dưới đây. Tính chu vi tấm thảm.
- Chu vi tấm thảm bằng chu vi hình chữ nhật có chiều dài 8 m, chiều rộng 4 m.
- Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2
Ta thấy tấm thảm có dạng hình chữ nhật.
Vậy chu vi của tấm thảm là
(8 + 4) x 2 = 24 (m)
Đáp số: 24 m
Bài 6. Quan sát hình vẽ, chọn chữ đặt trước đáp án đúng.
Quan sát hình vẽ để so sánh cân nặng của hai vạt màu xanh và màu đỏ.
Quan sát hình bên trái: Cân ở vị trí thăng bằng, nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu xanh.
Quan sát hình bên phải: Cân ở vị trí thăng bằng nên cân nặng của vật màu vàng bằng cân nặng của vật màu đỏ.
Vậy cân nặng của vật màu đỏ và vật màu xanh bằng nhau. (Vì cùng bằng cân nặng của vật màu vàng)
Chọn C.