Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên...

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) SBT Văn 7 tập 1...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Phân tích bốn câu thơ trong bài Đêm Côn Sơn của Trần Đăng Khoa ở phần Đọc thêm, trang 81, SGK.. Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) SBT Ngữ Văn 7 tập 1 - Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)

Bài tập

1. Để học hai văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Bài ca Côn Sơn, SGK Ngữ văn 7, tập một đã có chú thích (★) ở trang 76 và trang 79, cung cấp một số kiến thức cần thiết. Vậy em có cách gì tự mở rộng thêm sự hiểu biết về hai tác giả Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi, cùng một số địa danh có liên quan đến hai tác giả đó như: Thiên Trường, Yên Tử, Côn Sơn ?

2. Hãy so sánh bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông với đoạn thơ trích trong bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan ở phần Đọc thêm, trang 77, SGK.

3. Bài luyện tập 1, trang 81, SGK.

4. Phân tích bốn câu thơ trong bài Đêm Côn Sơn của Trần Đăng Khoa ở phần Đọc thêm, trang 81, SGK.


Gợi ý làm bài

1. Cần hiểu yêu cầu của bài tập này chính là rèn luyện năng lực tự học, tự nâng cao trình độ học vấn bằng cách đọc sách hoặc hỏi thêm ở người khác, cũng là năng lực tích hợp kiến thức giữa Ngữ văn và các bộ môn khác như Lịch sử, Địa lí...

-  Từ chỗ hiểu yêu cầu đó, ở trường hợp cụ thể của bài tập này, cách làm sẽ là :

+ Tìm đọc lại trong SGK Lịch sử những đoạn nói về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên ở đời nhà Trần.

+ Tìm đọc các sách viết về danh nhân để xem phần nói về Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi.

+ Nhờ người có hiểu biết nói cho biết về các địa danh : Yên Tử, Côn Sơn, Thiên Trường. Riêng Yên Tử và Côn Sơn là hai địa danh nổi tiếng và có tuyến du lịch nên tài liệu viết về hai nơi này rất phong phú, các em có thể tự tìm hiểu.

2. a) Về mặt phương pháp : Muốn so sánh có kết quả phải hiểu so sánh là tìm ra những bình diện chung để từ đó nhận biết cái giống nhau và cái khác nhau giữa các đối tượng được so sánh trên những bình diện đó.

b)  Để tìm được những bình diện chung cho việc so sánh bài thơ và đoạn thơ (trích), em hãy đánh dấu (x) vào những bình diện đó theo bảng liệt kê sau đây :

Số thứ tự

Những bình diện

Bài thơ

Đoạn thơ

Không

Không

1

Thời điểm nhìn và tả cảnh vật

2

Địa điểm của cảnh vật

3

Cảnh vật

4

Advertisements (Quảng cáo)

Cảnh vật trong thời gian

5

Âm thanh của cảnh vật

6

Con người giữa cảnh vật

7

Tâm hồn, tâm trạng của tác giả trước cảnh vật

c)  Từ việc tìm đủ các bình diện cần so sánh, em hãy lần lượt tiến hành việc so sánh cụ thể để tìm ra nét chung và nét riêng (tức là cái giống nhau và cái khác nhau) của từng hiện tượng. Ví dụ :

- Cũng là tả cảnh lúc buổi chiều nhưng giữa câu thơ “Bóng chiều man mác có dường không” và câu thơ “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” thì có gì khác nhau ? (Em có đồng ý với ý kiến cho rằng : Ở câu sau, chiều đã ngả về tối hơn so với câu trước không ? Nếu đồng ý thì hãy giải thích tại sao có thể nói như thế.)

- Cũng là tả cảnh thôn quê nhưng cảnh ở bài thơ có gì khác so với cảnh ở đoạn thơ ? Có người nói : Cảnh ở bài thơ hẹp hơn, cuộc sống của con người có phần được hé lên rõ hơn, và cảnh trầm lặng mà không buồn vắng như ở đoạn thơ. Nói thế có đúng không ? Ý kiến của em thế nào ?

- Cũng có âm thanh nhưng ở bài thơ thì có tiếng sáo, còn ở đoạn thơ thì có tiếng ốc (tù và), tiếng trống. Tiếng sáo nghe gần gũi hơn, vui tai hơn. Còn tiếng ốc, tiếng trống nghe như từ xa vọng lại văng vẳng và dễ gây cảm giác nặng nề. Các trạng thái âm thanh đó gợi cho người đọc cảm giác gì khác nhau về cảnh ?

- Trong cảnh đều có người nhưng ở bài thơ chỉ có mục tử (ở đây là trẻ chăn trâu), còn ở đoạn thơ lại có ngư ông và mục tử. Điều đó có liên quan gì tới độ rộng hẹp của cảnh được quan sát trong khi miêu tả ? Hình ảnh mục đồng trong câu thơ “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết” và mục tử trong câu thơ “Gõ sừng mục tử lại cô thôn” có gì khác nhau ?

- Cả bài thơ và đoạn thơ đều chứa đựng tâm trạng của tác giả nhưng khác nhau thế nào ? Có người nói : Ở bài thơ, tâm trạng tác giá chỉ trầm lặng mà không buồn, thậm chí còn là gắn bó, ấm áp tình với cảnh. Còn ở đoạn thơ thì lại là một tâm trạng rất mực cô đơn trước cảnh vật. Ý kiến của em thế nào ?

3. Đây là bài tập thứ hai nhằm rèn luyện năng lực so sánh trong khi học văn. Ở phần gợi ý của bài tập 2 đã chỉ ra phương pháp so sánh là gì. Em hãy đọc kĩ lại điều đó. Nhưng để nâng cao hơn, em cần biết thêm những điều sau đây : So sánh là một phương diện vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả nhận thức của loài người nói chung. Trong cuộc sống, hầu như ở lĩnh vực nào cũng cần có sự so sánh. Nói riêng trong khoa nghiên cứu văn học, đã có cả một trường phái được gọi là văn học so sánh, hình thành từ cuối thế kỉ XIX ở châu Âu, đến nay thì ở khắp thế giới. Các em, dù là học sinh lớp 7, vẫn cần biết điều đó để từng bước từng bước làm quen với phương pháp so sánh, ở bài tập này, là tập so sánh để tìm ra chỗ giống và khác nhau giữa hai câu thơ dịch thuộc bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi với câu thơ trong bài cảnh khuya của Hồ Chủ tịch.

-  Cách làm cụ thể : Hãy trả lời các câu hỏi sau đây :

   (1)  Nét chung là gì ? (Hướng trả lời : đều có suối và âm thanh tiếng suối)

   (2)  Thời điểm sáng tác, cụ thể là thời điểm nói đến suối và âm thanh của suối có khác nhau không ? (Hướng trả lời : Ở trường hợp Bài ca Côn Sơn không thể xác định dứt khoát là đêm hay ngày. Còn trường hợp cảnh khuya thì rõ ràng là ban đêm)

   (3)  Cách nói về tiếng suối có gì khác nhau ? (Hướng trả lời : Một bên là tiếng rì rầm và của tự nhiên, một bên thành tiếng hát của người. Một bên là như tiếng đàn - một bên là tiếng hát, có sự khác nhau nhưng không đáng kể vì cả hai đều là âm nhạc)

   (4)  Sự có mặt của tác giả (chủ thể trữ tình) ở hai trường hợp có gì khác nhau ? (Hướng trả lời : Một bên : trực hiện (có chữ ta đứng- ngay ở đầu câu. Trong nguyên tác cũng vậy : Ngô (ta) dĩ vi coi đó là, nghe như) cầm huyền (đàn cầm). Một bên : ẩn hiện (không trực hiện nhưng vẫn có)

   (5)  Từ sự so sánh trên, có thể rút ra những nhận xét gì về 2 câu thơ của Nguyễn Trãi và câu thơ của Hồ Chủ tịch ? (Hướng trả lời : đều là sản phẩm thơ của hai bậc vĩ nhân rât giàu chất thi sĩ. Cùng nói về tiếng suối nhưng vẫn có hai cách nói riêng mà cả hai đều rất nên thơ)

4. a) Trước hết em hãy đọc nhiều lần bốn câu thơ của Trần Đăng Khoa bằng cách đọc to, đọc thầm, và vừa đọc vừa cố gắng nghe lời thơ, vừa suy ngẫm để sơ bộ tìm ra ý thơ trong đó.

b) Tiếp theo, em hãy tự trả lời câu hỏi : Nội dung bao trùm bốn câu thơ này là gì?

c)  au khi xác định được nội dung bao trùm bốn câu thơ đó, em hãy phân tích từng câu thơ bằng cách trả lời các câu hỏi cụ thể sau :

- Câu thứ nhất nói lên điều gì ? Vai trò ý thơ của câu thứ nhất được đặt trong bốn câu thơ đó là gì ?

- Câu thứ hai và câu thứ ba nói lên những điều gì ? Những điều này thể hiện khả năng gì của nhà thơ Trần Đăng Khoa ?

- Câu thứ tư nói lên điều gì ? Mối quan hệ giữa ý thơ câu thứ tư với ý thơ trong các câu thứ hai, câu thứ ba là thế nào ?

d) Từ những kết quả phân tích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng để tổng kết về nội dung và giá trị bốn câu thơ của Trần Đăng Khoa.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)