Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Soạn bài Cổng trường mở ra SBT Văn 7 tập 1 trang...

Soạn bài Cổng trường mở ra SBT Văn 7 tập 1 trang 5: Em thấy người mẹ trong bài văn là người mẹ như thế nào...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Em thấy người mẹ trong bài văn là người mẹ như thế nào ? Vì sao em biết được điều đó ?.

1. Câu 2, trang 8, SGK.

Trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con đều khác thường, nhưng không giống nhau. Tâm trạng của con thì háo hức, tâm trạng mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng ấy đã thể hiện rất rõ qua các hành động và cử chỉ. Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi” : giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng. Nhưng rồi ngay sau đó “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”...

Trong khi đó người mẹ nằm thao thức không ngủ, “còn điều gì để lo lắng nữa đâu ! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”. “Mẹ lên giường và trằn trọc”, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.

2. Theo em, tại sao người mẹ (trong bài văn) lại không ngủ được ? Hãy ghi ra vở bài tập các lí do mà em cho là đúng trong các lí do sau đây :

a) Vì người mẹ quá lo cho con.

b) Vì người mẹ bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình trước đây.

c) Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.

d) Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng, nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.

3.* Câu 4, trang 8, SGK.

Bài văn là những lời tâm sự của người mẹ, tưởng như tâm sự với con mà thực ra là đang tâm sự với chính bản thân mình, nói với chính mình chứ không phải đang nói trực tiếp với người con. Mục đích của bài viết là miêu tả và làm nổi bật tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con. Nói một cách khác, bài văn trả lời cho câu hỏi : Trước ngày khai trường đầu tiên để vào học lớp Một của con, tâm trạng của mẹ như thế nào ? Người mẹ đã suy nghĩ điều gì ?

Chính vì thế, cách viết này đã giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ - những điều mà nhiều khi không thể nói trực tiếp được.

Advertisements (Quảng cáo)

4. Em thấy người mẹ trong bài văn là người mẹ như thế nào ? Vì sao em biết được điều đó ?

5. Câu 6, trang 8, SGK.

Thế giới kì diệu ấy là những gì ? Mỗi HS có thể tự rút ra nhiều điều thú vị. Xin nêu lên một vài biểu hiện về thế giới kì diệu đó :

- Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người

- Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn vạn năm đã tích luỹ được.

- Đó là thế giới của những tình bạn, tình nghĩa thầy trò cao đẹp và thuỷ chung.

- Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng.

- Đó là thế giới của những niềm vui, hi vọng... nhưng cũng không ít nỗi buồn và những vấp ngã khiến ta phải nhớ suốt đời... Nhà trường là tất cả tuổi thơ của mỗi con người.

6. Bài văn đã giúp em hiểu thêm được điều gì về bản thân mình ?

Câu trả lời tuỳ vào mỗi HS. Có thể tham khảo : Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn như một lời nhắc nhở những ai đôi khi quá vỏ tâm, vô tư mà quên đi tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng và những hi vọng lớn lao của người mẹ đối với những đứa con, nó nhắc nhở mỗi người cần có thái độ trân trọng, hiểu biết và thông cảm với mẹ mình hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: