Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người...

Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người SBT Văn 7 tập 1 trang 25...

Advertisements (Quảng cáo)

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 25, 26 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao giới thiệu về phong cảnh, sản vật hoặc con người của quê em.

. Soạn bài Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người SBT Ngữ Văn 7 tập 1 – Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người

1. Nhận xét về câu hỏi – lời đáp của chàng trai – cô gái trong bài 1, em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây :

a) Chàng trai – cô gái hỏi – đáp về các địa danh với những đặc điểm địa lí tự nhiên đặc biệt.

b) Các địa danh mà chàng trai – cô gái hỏi – đáp không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo, mà có cả những dấu tích lịch sử, văn hoá đặc biệt.

c) Chàng trai – cô gái hỏi – đáp để thử tài nhau về kiến thức.

d) Chàng trai – cô gái hỏi – đáp không chỉ để thử tài, mà còn để thể hiện, chia sẻ tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương, đất nước và bày tỏ tình cảm với nhau.

Để làm bài tập này, em cần đọc kĩ chú thích về các địa danh và nội dung câu hỏi – lời đáp của bài ca. HS khá, giỏi cần tìm hiểu thêm đặc điểm của sinh hoạt hò hát đối đáp trong dân gian trước đây.

2. Em hãy điền một địa danh phù hợp vào chỗ trống trong bài ca dao sau :

Đường vô … quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Ai vô … thì vô.

   Hiện tượng thay đổi địa danh trong các bài ca dao có phổ biến không ? Nêu một số dẫn chứng về hiện tượng này.

a) Địa danh phù hợp để điền vào chỗ trống phải có những đặc điểm sau :

– Có phong cảnh như bài ca dao miêu tả.

– Là địa danh của Trung Bộ hoặc Nam Bộ (vì bài ca có dùng từ địa phương của hai miền đất này (vô)).

– Có âm tiết (số lượng, thanh điệu) phù hợp.

b) Hiện tượng thay đổi địa danh khá phổ biến trong ca dao. Đây là một trong những quy luật tạo nên các dị bản (lời khác) của một bài ca dao.

Ví dụ 1 :

Advertisements (Quảng cáo)

Nước … vừa trong vừa mát,

Đường … lắm cát dễ đi.

Ví dụ 2 :

Núi… ai đắp mà cao,

Sông … ai bới, ai đào mà sâu.

Ví dụ 3 :

Ba phen quạ nói với diều,

… có nhiều cá tôm.

Em hãy tìm một số cuốn sách sưu tầm (như đã gợi ý ở bài học trước) để thấy rõ hơn điều này.

3.  Em có nhận xét gì về cách tả cảnh trong các bài 1, 2, 3 ?

Từ bài 1, 2, 3, để nhận xét về cách tả cảnh trong ca dao, em cần chú ý đọc kĩ, suy ngẫm và trả lời các câu hỏi sau :

– Cảnh trong các bài ca dao này là những cảnh gì ? Cảnh có được miêu tả chi tiết, cụ thể không ? Cảnh gắn bó với địa danh như thế nào ?

– Có phải ca dao gợi nhiều hơn tả?

– Cảnh gắn với tình cảm nào của con người ?

4.  Em hãy sưu tầm một số bài ca dao giới thiệu về phong cảnh, sản vật hoặc con người của quê em.

Em có thể hỏi ông bà, cha mẹ… hoặc tìm sách sưu tầm ca dao của địa phương em để ghi chép lại những bài ca dao theo yêu cầu của bài tập.