Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 (sách cũ) Soạn bài Tràng Giang -BT Văn lớp 11 tập 2: Giải câu...

Soạn bài Tràng Giang -BT Văn lớp 11 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 25...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 25 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.Soạn bài Tràng Giang

1. Bài tập 1, trang 30, SGK.

Anh (chị) hiểu  thế nào về câu thơ đê từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sóng dài? Để từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

- Tràng giang khắc hoạ một không gian rộng lớn. Đo là không gian của dòng sông sóng nước mênh mang như đang chảy về vô tận, rồi từ chiều dọc không gian mở ra chiều ngang, lan to cả đôi bờ. Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở ra với bầu trời sâu chót vót. Cả ba chiều của không gian đều không có giới hạn, tất cả thấm sâu nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.

- Tràng giang của đất trời, tràng giang của tâm tưởng nhà thơ không những trôi xuôi theo dòng nước mà còn trôi theo dòng thời gian từ hiện tại về quá khứ xa xôi. Rồi từ dòng sông thời tiền sử, nhà thơ lại trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước.

Không gian nghệ thuật, thời giản nghệ thuật ở Tràng giang đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả.

2. Bài tập 2*, trang 30, SGK.

Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.

Câu thơ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu vì đều dùng chất liệu khói sóng trên sông buổi hoàng hôn để gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Nhưng điểm khác là Thôi Hiệu mượn ngoại cảnh để biểu hiện tâm trạng, còn Huy Cận không cần mượn tới ngoại cảnh mà vẫn tự biểu hiện với những cung bậc cảm xúc thiết tha. Đấy cũng là sự khác biệt tiêu biểu giữa thơ cũ, thơ cổ điển với thơ mới, thơ hiện đại.

3. Anh (chị) có nhận xét gì về phong cảnh thiên nhiên ở bài thơ Tràng giang ?

Có thể nhận xét về phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang theo các ý sau:

- Phong cảnh thiên nhiên thật đẹp, hùng vĩ nhưng lại có nét đìu hiu, quạnh quẽ và được phác hoạ một cách đơn sơ, rất gần với cách miêu tả thiên nhiên trong các bài thơ cổ điển. (Chẳng hạn, ngay ở hai câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, - Con thuyền xuôi mái nước song song”, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng sông nước mênh mông, bát ngát, những làn sóng gợn tới tận chân trời xa xăm. Con sông này không chỉ rộng mà còn kéo dài ra đến vô biên. Tương tự như vậy, ở hai câu “Nắng xuống, tròi lên sâu chót vót, - Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. Sâu gợi được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc hoạ được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng cao thì cảnh vật thiên nhiên càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng)

- Thiên nhiên không chỉ rộng lớn, bát ngát, quạnh hiu mà còn có vẻ đẹp riêng thật tráng lệ. Ta có thể thấy điều này qua những câu thơ vừa trích và nhất là qua hai câu thơ : “Lóp lóp mây cao đùn núi bạc, - Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”. Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên ở phía chân trời; khi có ánh dương phản chiếu vào, nhửng đám mây đó lấp lánh như những núi bạc.

- Thiên nhiên trong bài thơ này không được miêu tả một cách rậm rạp, dườríg như tác giả chỉ phác ra một số nét đơn sơ, chủ yếu ghi lấy hồn cốt của tạo vật.

4. Từ cách nhìn cảnh vật trong bài thơ Tràng giang, anh (chị) hiểu gì về tâm trạng của nhà nhơ Huy Cận ?

- Yêu cầu của đề bài là phải từ cảnh vật trong bài thơ mà phân tích lâm trạng của Huy Cận (cảm xúc, tình cảm).

- Tâm trạng chính li nôi buồn cổ đơn của con nguờỉ trước cảnh sồng dài, trời rộng buổi chiều... Trong nỗi buồn có tấm lòng thỉết tha yêu thiên nhiên, đất nước.

- Cần lựa chọn những chi tiết thơ (hình ảnh, câu chữ, nhạc điệu...) mà mình câm nhận sâu sác đé có thể nói rổ tâm trạng trẽn, cần chú ý phân tích các chi tiết khác nhau để có thể nói được các sác thái khác nhau của tâm trạng. Lời thơ rất tinh tế, nhuần nhuyễn. Trong khi phân tích, cần cân nhắc cách sử dụng từ ngữ nếu không sẽ sa vào máy móc

- Cần đi sâu phân tích nguyên nhân của nỗi buồn, cô đơn đó của tác giả.

+ Nỗi buồn mất nước, mất tự do thấm vào não trạng của mỗi người dân nên được tác giả cấm nhận một cách tự nhiên.

+ Nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên trí thức không tìm thấy lối ra trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

5. Có ý kiến cho rằng Tràng giang là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại. Theo anh (chị), ý kiến đó đúng hay sai ? Vì sao ?

Có thể trả lời theo các ý sau :

- Tràng giang là một bài thơ có vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp này thể hiện ở nhiều phương diện :

+ Thể thơ (bảy chữ) chủ yếu với cách ngắt nhịp quen thuộc, tạo nên sự cân đối, hài hoà.

+ Sự nhạy cảm của tác giả với cảnh tượng thiên nhiên bát ngát, không gian vô tận, hướng tới thời gian vĩnh hằng.

+ Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên (chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ, chủ yếu ghi lại hồn cốt của tạo vật).

+ Thi liệu.

+ Âm điệu chủ đạo của bài thơ.

+ Nỗi buồn của tác giả.

+ Cách vận dụng sáng tạo lối diễn đạt và các ý có trong thơ cổ (chẳng hạn như ở các bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu...).

+ Vẻ đẹp trang nhã, thanh cao toát rà từ toàn bộ bài thơ...

- Song, Tràng giang cũng là bài thơ hiện đại :

+ Vận dụng thể thơ bảy chữ.

+ Cách sử dụng thi liệu (bên cạnh thi liệu cũ, có thi liệu mới).

+ Cách cảm nhận sự vật, khiến “cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô” (Xuân Diệu).

- Vì thế, Tràng giang đúng là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.

6. Một chiến sĩ cách mạng cho biết, thời kì hoạt động bí mật trước Cách mạng tháng Tám, mỗi lần vượt sông Hồng, ông lại nhớ đến bài Tràng giang. Hãy cho biết vì sao người chiến sĩ ấy nhớ đến bài thơ này.

Có thể có sự liên tưởng đó vì những lí do sau:

Advertisements (Quảng cáo)

- Cảnh tượng sông Hồng (con sông vừa dài, vừa rộng như chảy vĩnh cửu giữa đất trời bao la, bát ngát) rất gần với cảnh tượng được Huy Cận miêu tả trong bài Tràng giang. (Lưu ý : Chính Huy Cận cho biết, bài thơ Tràng giang đã được gợi hứng từ phong cảnh sông Hồng, cụ thể hơn là phong cảnh con sông này ở đoạn Chèm - Hà Nội.)

- Nỗi niềm bâng khuâng trước cảnh trời rộng sông dài, niềm khao khát gắn bó với cuộc đời và tình yêu đối vói quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

- Chất hiện đại và nhất là vẻ đẹp cổ điển của bài thơ

- Tiếng Việt trong bài Tràng giang thật giàu và đẹp, không những có khả năng biểu đạt chính xác tư tưởng, tình cảm mà còn tạo nên chất nhạc, âm hưởng trầm buồn cho tác phẩm.

7. Tìm hiểu ý tưởng sáng tác của nhà thơ Huy Cận về bài thơ Tràng giang.

 Tham khảo bài viết sau:

Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước Cách mạng, tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hằng tuần đi trên vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên. Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợi những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình như đang trải ra như những lớp sóng:

Sóng gọn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền lại gợi lên một cái gì nổi lênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng và như có một nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô tiêu.

Khung.cảnh của buổi chiều trên sông nước, làng xóm đôi bờ vắng lặng. Trong câu thơ đầu của khổ thơ, tôi có học được chữ “đìu hiu” của Chinh phụ ngâm :

Non Kì quãnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.

Cảnh vật vắng vẻ. Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chiều. Thật không gì vui bằng lúc chợ chiều đông và buồn bằng khi chợ chiều tan tác, không có tiếng người thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh cuộc sống con người không làm bớt đi sự vắng lặng nhưng vẫn tạo được ít nhiều màu vẻ của cuộc sống. Thiên nhiên tạo vật trong buổi chiều tà trên sông nước cũng lạ lùng. Từng vạt nắng từ trên cao rọi xuống tạo nên những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Tôi dùng chữ “sâu” chứ không phải là chữ “cao”. Nếu là cao chót vót thì quá bình thường. Không gian được mở ra hai chiều, chiều cao và bề rộng tạo nên một không gian vũ trụ rộng lớn và cũng là những nỗi buồn như vô tận.

Câu thơ đề từ của bài: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” cũng được láy lại trong ý thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Trong không gian buồn xa vắng đó, ai cũng muốn tìm đến những dấu vết gần gũi của cuộc sống, của cuộc đời:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang,

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Những dấu hiệu gần gũi nhất trong cuộc sống đều không có. Không một chiếc cầu nhỏ, không một chuyến đò ngang để cuộc sống đi về trong thân tình gần gũi. Cả bốn câu thơ đều buồn, mỗi câu mang một nỗi buồn riêng. Cảnh vật đổi thay nhưng cùng một dáng vẻ, tất cả đều trôi nổi, mông lung, vô định. Không có những dấu vết của con người. Thiên nhiên tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ lạ lùng :

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dọn dợti vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Câu thơ đầu có học được chữ “đùn” trong bài dịch thơ Đỗ Phủ :

Lưng trời sóng gọn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Mây trắng hết lóp này đến lóp khác như những búp bông trắng nở ra trên nền trời cao. Ánh chiều khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp. Cánh chim bay liệng tuy gợi chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé, mông lung quá. Và nỗi buồn đến đây càng thêm da diết trong thương nhớ. Nó không chỉ đóng khung trong cảnh sông nước ở trước mặt mà mở ra đến những chân trời của miền quê xa. Hai chữ “dợn dựn” của tôi thường bị đọc sai in thành “dờn dựn” như thế chẳng có ý nghĩa gì. Trong bài thơ Tràng giang có nhiều điệp ngữ như điệp điệp, song song, dọn dọn. Mỗi từ điệp như thế đều có ý nghĩa riêng về nội dung cũng như nghệ thuật. Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu :

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Vì lúc đó (1939) tôi buồn hơn Thôi Hiệu nhà Đường.Tôi thường nói vui rằng, cảnh trên sông nước có khói sóng làm cho Thôi Hiệu buồn, nhớ quê ; còn tôi thì không có khói sóng cũng da diết nhớ quê hương. Bài Tràng giang đã kết họp được thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đường, vói những nét rất hiện đại. Những hình ảnh con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, bèo dạt về đâu hàng nối hàng mang tính chân thực của đời thường, không ước lệ. Và cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp tượng trưng. Tình yêu quê hương trong bài Tràng giang gợi lên và mở ra một tình yêu lớn lao hơn nỗi buồn mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước.”

Huy Cận (Tác phẩm Văn học 1930 - 1975, tập II, NXB Khoa học xã hội, 1990)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)