Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học...

Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học SBT Văn lớp 9 tập 2: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 65 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Những cảm nhận tinh tế trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học SBT Ngữ Văn 9 tập 2 - Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học

1. Đề 3, trang 99, SGK.

   Lấy nhan đề "Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

   Đọc kĩ lại văn bản Chiếc lá cuối cùng ở SGK Ngữ văn 8, tập một (Bài 8). Để giải quyết đề bài này cần xác định rõ vị trí và chủ đề của đoạn trích. Tình đời trong chiếc lá là một nhan đề hay, thâu tóm tinh thần và cốt truyện của tác phẩm. Có thể dựa vào các câu hỏi sau để tìm ý :

   - Tình cảnh của cụ Bơ-men, của hai nữ hoạ sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi như thế nào ?

   - Chiếc lá thường xuân cuối cùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của Giôn-xi ?

   - Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi ?  Hành động vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết của cụ (qua lời kể của nhân vật Xiu ở cuối truyện) gợi cho ta những suy nghĩ gì ? Vì sao chiếc lá cụ vẽ đáng được xem là một kiệt tác ?

   Bài văn cần tập trung phân tích tình cảm của Xiu, của cụ Bơ-men với Giôn-xi qua nghệ thuật tạo tình huống, đặc biệt là qua cách kết thúc truyện của tác giả. Kết thúc bất ngờ ấy khiến người đọc càng ngỡ ngàng, khâm phục “tình đời trong chiếc lá”.

2. Đề 5, trang 99, SGK.

   Bài thơ Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh.

Advertisements (Quảng cáo)

   Cần chú ý đến hoàn cảnh ra đời của bài Tức cảnh Pác Bó khi giới thiệu bài thơ này. Nên tập trung phân tích và trình bày cảm nhận của em về sinh hoạt, phong thái, tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cần bình giảng kĩ từ “sang” ở cuối bài thơ để làm nổi bật nhân sinh quan cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

3. Đề 6, trang 99, SGK.

   Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

   Cần chú ý đến hoàn cảnh ra đời khi giới thiệu bài thơ. Khi phân tích phải chú ý đến mạch cảm xúc của cả bài thơ Ánh trăng để nhận rõ vai trò quan trọng của khổ thơ kết thúc này. Hình ảnh vầng trăng cứ “tròn vành vạnh”, “im phăng phắc” được hiện lên trong sự đối sánh với con người vô tình. Khi trình bày suy nghĩ cần bám sát vào ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng.

4. Đề 7, trang 99, SGK.

   Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

   Đây là bài nghị luận bàn về hình ảnh bếp lửa, hình ảnh xuyên suốt cả bài thơ. Bếp lửa gợi lại kỉ niệm về người bà, về cuộc đời khó nhọc, tình cảm ấp iu, nồng đượm, tình yêu, niềm tin của bà dành cho đứa cháu nhỏ. Bếp lửa cũng gợi lên tình cảm thắm thiết của người cháu đối với bà. Bếp lửa là biểu tượng về gia đình, về mái ấm, về nguồn cội ; vì thế, bài thơ có ý nghĩa sâu xa.

5. Những cảm nhận tinh tế trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: