Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 2.21 trang 7, 8, 9 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 2.21 trang 7, 8, 9 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Khi phóng chùm tia α vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 108 hạt α có một hạt gặp hạt nhân...

Giải chi tiết Bài 2.21 - Bài 2. Thành phần của nguyên tử trang 7, 8, 9 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Khi phóng chùm tia α vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 108 hạt α có một hạt gặp hạt nhân.

a) Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.

b) Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào công thức tính diện tích hình tròn: \(S = \pi .{r^2} = \pi .{(\frac{d}{2})^2}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) - Vì khoảng 108 hạt α có một hạt gặp hạt nhân => hạt nhân có tiết diện bằng khoảng \(\frac{1}{{{{10}^8}}}\) tiết diện của nguyên tử.

- Mà theo công thức: \(S = \pi .{R^2} = \pi .{(\frac{d}{2})^2}\) => hạt nhân có đường kính bằng khoảng \(\frac{1}{{{{10}^4}}}\)đường kính của nguyên tử

b) Hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm

=> Đường kính nguyên tử = 3.104 = 300 (cm)

Advertisements (Quảng cáo)