Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 5.13 trang 19, 20, 21 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 5.13 trang 19, 20, 21 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn...

Hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn =&gt. Phân tích, đưa ra lời giải Bài 5.13 - Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 19, 20, 21 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y. Xác định tên X, Y

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào

- Hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn => ta có 4 trường hợp

+ TH1: hai nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị điện tích hạt nhân (chỉ có 1H và 3Li)

+ TH2: hai nguyên tố hơn kém nhau 8 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 2, 3 và 4) => p1 - p2 = 8

+ TH3: hai nguyên tố hơn kém nhau 18 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 4, 5 và 6) => p1 - p2 = 18

+ TH4: hai nguyên tố hơn kém nhau 32 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 6 và 7) => p1 - p2 = 32

- Trong nguyên tử trung hòa về điện có p = e

- Các bước viết cấu hình electron của nguyên tử

+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử

+ Bước 2: Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo các nguyên lý và quy tắc phân bố electron trong phân tử

+ Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron

Answer - Lời giải/Đáp án

- Gọi số hạt proton trong nguyên tử X lần lượt là p1

- Gọi số hạt proton trong nguyên tử Y lần lượt là p2

- Giả sử X đứng trước Y, hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn => ta có 4 trường hợp

* Xét TH1: hai nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị điện tích hạt nhân (chỉ có 1H và 3Li) => Loại vì tổng số proton trong hai hạt nhân là 32

* Xét TH2: hai nguyên tố hơn kém nhau 8 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 2, 3 và 4) => p1 - p2 = 8 (1)

- Tổng số proton trong hai hạt nhân là 32 => p1 + p2 = 32 (2)

=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 20, p2 = 12

- Nguyên tử X có 20 electron => X là nguyên tố Calcium (Ca)

=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s23p64s2

=> Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s2

- Nguyên tử Y có 12 electron => Y là nguyên tố Magnesium (Mg)

=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s2

=> Cấu hình electron của nguyên tử Y: 1s22s22p63s2

*Xét TH3: hai nguyên tố hơn kém nhau 18 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 4, 5 và 6) => p1 - p2 = 18 (1)

- Tổng số proton trong hai hạt nhân là 32 => p1 + p2 = 32 (2)

=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 25, p2 = 7

- Nguyên tử X có 25 electron => X là nguyên tố Manganese (Mn)

- Nguyên tử Y có 7 electron => Y là nguyên tố Nitrogen (N)

=> Loại

*Xét TH4: hai nguyên tố hơn kém nhau 32 đơn vị điện tích hạt nhân (hai nguyên tố nằm trong chu kì 6 và 7) => Loại vì tổng số proton trong hai hạt nhân là 32

=> Vậy X là nguyên tố Calcium (Ca) và Y là nguyên tố Magnesium (Mg)