Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 5.15 trang 19, 20, 21 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 5.15 trang 19, 20, 21 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được...

Kim loại kiềm là kim loại nhóm IA => Công thức tổng quát của hỗn hợp muối chloride là. Phân tích và giải Bài 5.15 - Bài 5. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 19, 20, 21 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào

- Kim loại kiềm là kim loại nhóm IA => Công thức tổng quát của hỗn hợp muối chloride là \(\overline R Cl\)

- Viết phương trình phản ứng: \(\overline R Cl\) + AgNO3 => \(\overline R N{O_3}\) + AgCl$

- Đặt mol, tìm dữ kiện liên quan và giải nghiệm

Answer - Lời giải/Đáp án

- Gọi công thức tổng quát của hỗn hợp muối chloride là RCl (x mol)

- Có PTHH: \(\overline R Cl\) + AgNO3 -> \(\overline R N{O_3}\) + AgCl

x -> x (mol)

- Có nmuối = x = \(\frac{{6,645}}{{{M_{\overline R }} + 35,5}}\); nkết tủa = x = \(\frac{{18,655}}{{108 + 35,5}}\)

=> \(\frac{{6,645}}{{{M_{\overline R }} + 35,5}}\) = \(\frac{{18,655}}{{108 + 35,5}}\) => \({M_{\overline R }}\) = 15,62

- Vì hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau

=> MLi (7) < \({M_{\overline R }}\) = 15,62 < MNa (23)

=> Vậy hai kim loại kiềm là Lithium (Li) và Sodium (Na)