Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 6.10 trang 22, 23 SBT Hóa 10 – Chân trời sáng...

Bài 6.10 trang 22, 23 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Hãy cho biết: Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim của nguyên tử một nguyên tố Quan hệ giữa tính phi kim...

Định nghĩa tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron. Gợi ý giải Bài 6.10 - Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố - thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm trang 22, 23 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy cho biết:

a) Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim của nguyên tử một nguyên tố

b) Quan hệ giữa tính phi kim và độ âm điện của nguyên tử một nguyên tố.

c) Quan hệ giữa sự biến đổi độ âm điện và tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Định nghĩa tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron

Advertisements (Quảng cáo)

- Định nghĩa tính phi kim: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron

- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì tính kim loại và tính phi kim trái ngược nhau về mặt bản chất ” nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron bao nhiêu thì càng khó nhận electron bấy nhiêu và ngược lại ” Nguyên tử của một nguyên tố có tính kim loại càng mạnh thì tính phi kim càng yếu và ngược lại

b) Từ định nghĩa về tính phi kim và đặc điểm của độ âm điện, ta thấy những nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện càng cao thì khả năng hút electron càng mạnh ” khả năng nhận electron càng dễ dàng ” tính phi kim càng mạnh

c) Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần. Vì độ âm điện của các nguyên tố đại diện cho khả năng hút electron nên độ âm điện giảm dần thì tính phi kim của nguyên tố cũng sẽ giảm dần