Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 6.14 trang 22, 23 SBT Hóa 10 – Chân trời sáng...

Bài 6.14 trang 22, 23 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: Viết phương trình phản ứng của các chất sau với nước (nếu có): Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5. Nhận xét về tính base...

Xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide. Hướng dẫn cách giải/trả lời Bài 6.14 - Bài 6. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố - thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm trang 22, 23 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Viết phương trình phản ứng của các chất sau với nước (nếu có): Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5. Nhận xét về tính base, tính acid của các sản phẩm tạo thành.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, tính acid của chúng giảm dần

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bước 1: Viết phương trình phản ứng của các chất với nước

Na2O + H2O ” 2NaOH

SO3 + H2O ” H2SO4

Cl2O7 + H2O ” 2HClO4

CO2 + H2O H2CO3

CaO + H2O ” Ca(OH)2

N2O5 + H2O ” 2HNO3

- Bước 2: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

2

C

N

Advertisements (Quảng cáo)

3

Na

S

Cl

4

Ca

5

6

- Bước 3: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide

+ Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính acid của hydroxide của các nguyên tố là: H2CO3 < HNO3

+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính acid của hydroxide của các nguyên tố là: H2SO4 < HClO4

+ NaOH và Ca(OH)2 đều là các hydroxide có tính base mạnh vì các nguyên tố Na và Ca đều đứng ở những nhóm A đầu tiên, tuy nhiên không thể so sánh thông qua một base của một nguyên tố gián tiếp nào khác