Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ) Bài 3.40 trang 25 SBT Hóa 10 nâng cao: So sánh liên...

Bài 3.40 trang 25 SBT Hóa 10 nâng cao: So sánh liên kết cộng hóa trị không cực với liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết cho – nhận....

Bài 3.40 trang 25 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo thành do hai nguyên tử của cùng nguyên tố (thường là phi kim). Trong. Bài 21: Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Bài 3.40 trang 25 SBT Hóa học 10 Nâng cao

So sánh liên kết cộng hóa trị không cực với liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết cho – nhận.

Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo thành do hai nguyên tử của cùng nguyên tố (thường là phi kim). Trong liên kết này cặp electron liên kết bị hút như nhau về hai phía, nên các nguyên tử tham gia liên kết vẫn trung hòa điện, không nguyên tử nào mang điện.

Thí dụ: \(H - H,\,\,\,\,Cl - Cl\)

Advertisements (Quảng cáo)

Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị được tạo thành do hai nguyên tử khác nhau. Trong liên kết này cặp electron liên kết bị hút lệch về phía nguyên tử của nguyên tố âm điện hơn, do đó nguyên tử của nguyên tố âm điện hơn sẽ mang điện tích âm còn nguyên tử kia mang điện tích dương.

Thí dụ: HCl, H2O, NH3, CO,…

Liên kết cho – nhận là loại liên kết cộng hóa trị được tạo thành do sự dùng chung một cặp electron thuộc về chỉ một nguyên tử của một nguyên tố trước khi liên kết. Điều kiện để có thể tạo ra liên kết cho – nhận là một nguyên tử có cặp electron không liên kết và một nguyên tử có “obitan trống”. Nguyên tử có cặp electron dùng chung được gọi là chất cho. Nguyên tử nhận cặp electron được gọi là chất nhận. Thí dụ: phân tử CO, ion \(NH_4^ + \), HNO3

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)