Giải bài 9.6 trang 63 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 26. Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất
Có ba chiếc hộp. Hộp thứ nhất chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 6. Hộp thứ ba chứa 7 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 7. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất để tống ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15.
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có không gian mẫu là: \(\Omega = \left\{ {\left( {a,b,c} \right),1 \le a \le 5;1 \le b \le 6;1 \le c \le 7} \right\}\). Vậy n(\(\Omega \)) =5.6.7 = 210.
Gọi A là biến cố “tống ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15”.
Khi đó A = {(2, 6, 7); (3, 6, 6); (3, 5, 7); (4, 6, 5); (4, 5, 6); (4, 4, 7); (5, 3, 7); (5, 4, 6); (5, 5, 5); (5, 6, 4)}. Vậy n(A) = 10.
Do đó P(A) = \(\frac{{10}}{{210}} = \frac{1}{{21}}\).