Giải bài 9.8 trang 66 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 27. Thực hành tính xác suất theo định nghĩa cổ điển
Một lớp có 40 học sinh trong đó có 16 nam. Trong các em nam có 3 em thuận tay trái. Trong các em nữ có 2 em thuận tay trái. Chọn ngẫu nhiên hai em. Tính xác suất để hai em chọn được có một em nữ không thuận tay trái và một em nam thuận tay trái.
Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Advertisements (Quảng cáo)
Ta có \(n\left( \Omega \right) = C_{40}^2 = 780\).
Gọi A là biến cố đang xét. Lớp có \(40 - 16 = 24\) nữ trong đó có \(24 - 2 = 22\) em không thuận tay trái.
Trong lớp có 3 em nam thuận tay trái. Do đó \(n\left( A \right) = 22.3 = 66\).
Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{66}}{{780}} = \frac{{11}}{{130}}\).