Cho bảng phân bố tần số ghép lớp
Cân nặng của các học sinh lớp 10A và 10B, trường Trung học phổ thông L.
Lớp cân nặng (kg) |
Tần số |
|
10A |
10B |
|
[30;36) [36;42) [42;48) [48;54) [54;60) [60;66] |
1 2 5 15 9 6 |
2 7 12 13 7 5 |
Cộng |
38 |
46 |
Bảng 19
a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp, với các lớp như ở bảng 19.
b) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ hai đường gấp khúc tần suất về cân nặng của học sinh lớp 10A, lớp 10B.
Từ đó, so sánh cân nặng của học sinh lớp 10A với cân nặng của học sinh lớp 10B trường Trung học phổ thông L.
c) Số học sinh nặng không dưới 42 kg ở lớp 10A, lớp 10B chiếm bao nhiêu phần trăm?
d) Tính số trung bình, độ lệch chuẩn của cá số liệu thống kê ở lớp 10A, lớp 10B.
Học sinh ở lớp 10A hay lớp 10B có khối lượng lớn hơn?
Gợi ý làm bài
a) Cân nặng của các học sinh lớp 10A và 10B trường Trung học phổ thông L.
Lớp khối lượng (kg) |
Tần số |
|
Advertisements (Quảng cáo) 10A |
10B |
|
[30;36) [36;42) [42;48) [48;54) [54;60) [60;66] |
2,63 5,26 13,16 39,48 23,68 15,79 |
4,35 15,22 26,08 28,26 15,22 10,87 |
Cộng |
100(%) |
100(%) |
b) (h.59)
Hình 59: Đường gấp khúc tần suất về cân nặng (kg) của học sinh lớp 10A, lớp 10B trường Trung học phổ thông L.
Nhìn vào hai đường gấp khúc tần suất ở trên, ta có nhận xét
Trong những người có cân nặng không vượt quá 45 kg, các học sinh lớp 10B luôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Còn trong những trường hợp có cân nặng không thấp hơn 51 kg, các học sinh lớp 10A luôn chiếm tỉ lệ cao hơn.
c) Ở lớp 10A
13,16% + 39,48% + 23,68% + 15,79% = 92,11%
Ở lớp 10B
28,08% + 28,26% + 15,22% + 10,87% =80,43%
d) Ở lớp 10A, ta tính được
\(\overline {{x_1}} = 52,4kg;{s_1} = 7,1kg\)
Ở lớp 10B, ta tính được
\(\overline {{x_1}} = 49kg;{s_1} = 7,9kg\)
Vì \(\overline {{x_1}} > \overline {{x_2}} \), nên học sinh ở lớp 10A có khối lượng lớn hơn.