Trang chủ Lớp 10 SBT Vật Lý 10 Nâng cao Bài 1.10 trang 11 Sách bài tập Lý 10 Nâng cao: CHƯƠNG...

Bài 1.10 trang 11 Sách bài tập Lý 10 Nâng cao: CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM...

Bài 1.10 trang 11 Sách bài tập Vật lí 10 Nâng cao. Chú ý : ta nhận thấy, tuy gia tốc rất lớn nhưng hạt chỉ nhận gia tốc này trong một thời gian rất nhỏ ( cỡ. CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Một electron chuyển động trong ống đèn hình của một máy thu hình. Nó tăng tốc đều đặn từ vận tốc   3.\({10^4}\)  m/s đến vận tốc 5.\({10^6}\)  m/s trên một đoạn đường thẳng bằng 2cm. Hãy tính:
a. Gia tốc của electron trong chuyển động đó.
b. Thời gian electron đi hết quãng đường đó.
Giải:
a. Chọn trục Ox trùng với đường đi của electron. Dùng công thức liên hệ giữa vận tốc độ dời và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
\({v^2} – v_0^2 = 2a(x – {x_0}) = 2ax\)
Thay số, ta có:
\({({5.10^6})^2} – {({3.10^4})^2} = 2a.({2.10^{ – 2}})\)
Từ đó suy ra gia tốc a\( \approx \) 6,25.\({10^{14}}\) m/s.
b. Có thể dùng công thức v=\({v_0}\) + at  để tính thời gian t. Ta có:
\(\eqalign{  & t = {{v – {v_0}} \over a} = {{{{5.10}^6} – {{3.10}^4}} \over {6,{{25.10}^{14}}}}  \cr  & t \approx {8.10^{ – 9}}s \cr} \)

Chú ý : ta nhận thấy, tuy gia tốc rất lớn nhưng hạt chỉ nhận gia tốc này trong một thời gian rất nhỏ ( cỡ phần tỉ giây) . Giá trị này là giá trị điển hình của gia tốc các hạt tích điện trong các máy gia tốc hiện nay.

Advertisements (Quảng cáo)