Trong một thí nghiệm xe lăn trên máng nghiêng, người ta đã ghi được vị trí của xe tại các thời điểm khác nhau trong bảng sau đây:
Vị trí |
A |
B |
C |
D |
E |
G |
H |
t (s) |
0 |
0,4 |
0,8 |
1,2 |
1,6 |
2,0 |
2,4 |
x (cm) |
1,5 |
12,0 |
21,0 |
28,5 |
34,5 |
39,0 |
42,0 |
a. Hãy xác định gần đúng vận tốc tức thời của xe tại các vị trí B, C, D, E và G.
b. Tính gia tốc trung bình trong những khoảng thời gian 0,4s.
Em có nhận xét gi về chuyển động này?
a. Vận tốc tức thời tại B được tính gần đúng theo công thức :
\({v_B} = \dfrac{{{x_C} - {x_A}}}{{{t_C} - {t_A}}} = \dfrac{{21 - 1,5}}{{0,8 - 0}} = 24,375cm/s\)
Tính tương tự cho các vị trí khác , ta có kết quả sau:
Thời điểm (s) |
Advertisements (Quảng cáo) 0,4 |
0,8 |
1,2 |
1,6 |
2,0 |
Vị trí |
B |
C |
D |
E |
G |
Vận tốc (cm/s) |
24,375 |
20,625 |
16,875 |
13,125 |
9,375 |
Vận tốc giảm dần, chuyển động là chậm dần đều.
b. Gia tốc trung bình trong khoảng thời gian t = 0,4 s đến t = 0,8 s , tức là từ vị trí B đến vị trí C, được tính theo công thức sau :
\({a_1} = \dfrac{{{v_C} - {v_B}}}{{{t_C} - {t_B}}} = \dfrac{{20,6 - 24,4}}{{0,8 - 0,4}} = - 9,5cm/{s^2}\)
Tính tương tự cho các khoảng khác, ta có được kết quả sau:
Khoảng cách |
BC |
CD |
DE |
EG |
A (cm/s2) |
-9,375 |
-9,375 |
-9,375 |
-9,375 |
Gia tốc trung bình là không đổi, do đó chuyển động là chậm dần đều.