Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục thể chất 10 - Kết nối tri thức Bài 1. Kỹ thuật giao cầu thuận tay (môn cầu lông): Kỹ...

Bài 1. Kỹ thuật giao cầu thuận tay (môn cầu lông): Kỹ thuật giao cầu thuận tay: Tư thế chuẩn bị (TTCB): Chân trái đứng trước...

Gợi ý giải Câu 1, 2 bài 1. Kĩ thuật giao cầu thuận tay (môn cầu lông). Vận dụng kĩ thuật giao cầu thuận tay để đấu tập và vui chơi hằng ngày Nêu những lỗi sai thường gặp trong thực hiện kĩ thuật giao cầu...

Câu 1

Vận dụng kỹ thuật giao cầu thuận tay để đấu tập và vui chơi hằng ngày

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần Luyện tập (SGK trang 46)

- Học sinh tự vận dụng kỹ thuật để đấu tập và vui chơi hàng ngày

Answer - Lời giải/Đáp án

Kỹ thuật giao cầu thuận tay:

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Chân trái đứng trước, bàn chân thẳng hướng giao cầu; chân phải đứng sau, bàn chân xoay sang ngang, trọng lượng cơ thể dồn nhiều lên chân sau. Tay trái cầm cầu ở phía trước, ngang vai, hướng sang phải; tay phải cầm vợt ở phía sau, đầu vợt hướng lên cao, ra trước.

- Thực hiện: Từ TTCB, tay trái thả cầu, tay phải đưa nhanh vợt từ trên xuống dưới, ra trước, chuyển trọng lượng cơ thể từ chân sau lên chân trước. Mặt vợt tiếp xúc cầu ở phía trước, bên phải và không cao quá thắt lưng. Tăng lực gập cổ tay và điều chỉnh mặt vợt để cầu bay đúng hướng.

- Kết thúc: Dừng vợt bên trái trên cao, sau đó trở về TTCB.


Câu 2

Nêu những lỗi sai thường gặp trong thực hiện kỹ thuật giao cầu

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

- Đọc kĩ phần kỹ thuật giao cầu thuận tay (SGK trang 45)

- Rút ra kinh nghiệm sau mỗi buổi luyện tập và đấu tập

Answer - Lời giải/Đáp án

Những lỗi sai thường gặp trong thực hiện kỹ thuật giao cầu là:

- Hướng đưa vợt sai làm đường cầu bay không chính xác

- Chân nhấc lên khỏi mặt đất

- Không đánh vào phần đế của quả cầu khi giao

- Giao cầu ở vị trí trên thắt lưng

- Đầu vợt không hướng xuống

- Sử dụng các chuyển động dừng khi giao cầu

- Người đánh không dùng động tác bật người từ sau ra trước, hoặc người không nghiêng khi đập.

- Người đánh không theo động tác để bước gần lưới. Mất lợi thế của cú đập và đối phương lấy lại được tình thế cân bằng.