Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên đồng thời 2 chiếc thẻ từ trong hộp.
a) Gọi \(\Omega \) là không gian mẫu trong trò chơi trên. Tính số phần tử của tập hợp \(\Omega \).
b) Tính xác suất của biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”.
a) Rút ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ từ 5 thẻ trong hộp \( \Rightarrow \)Sử dụng công thức tổ hợp
b) +) Bước 1: Tính số phần tử của kết quả có lợi cho biến cố “\(n\left( A \right)\)”
Advertisements (Quảng cáo)
+) Bước 2: Xác suất của biến cố là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
a) Mỗi phần tử của không gian mẫu là một tổ hợp chập 2 của 5 phần tử. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega \right) = C_5^2\) ( phần tử)
b)
+) Gọi A là biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”
+) Để tích các số trên thẻ là số lẻ thì cả hai thẻ bốc được đểu phải là số lẻ. Do đó, số phần tử các kết quả thuận lợi cho biến cố A là tổ hợp chập 2 của 3 phần tử: \(n\left( A \right) = C_3^2\) ( phần tử)
+) Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{C_3^2}}{{C_5^2}} = \frac{3}{{10}}\)