Hoạt động 1
Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được S(m) của vật rơi tự do theo thời gian t(s) là: S=12gt2, trong đó g là gia tốc rơi tự do, g≈9,8(m/s2).
a) Với mỗi giá trị t=1,t=2, tính giá trị tương ứng của S.
b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của S?
a) Thay giá trị t=1, t=2 vào S.
b) Tìm số giá trị của S khi thay mỗi giá trị của t.
a) Thay t=1 ta được:
S=12.9,8.12=4,8(m)
Thay t=2 vào ta được: S=12.9,8.22=19,6(m)
b) Với mỗi giá trị của t có 1 giá trị tương ứng của S.
Hoạt động 2
Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận y (đồng) theo công thức sau: y=−200x2+92000x−8400000, trong đó x là số sản phẩm loại đó được bán ra.
a) Với mỗi giá trị x = 100, x = 200, tính giá trị tương ứng của y.
b) Với mỗi giá trị của x có bao nhiêu giá trị tương ứng của y?
a) Thay x = 100, x = 200 vào tính y.
b) Với mỗi giá trị của x có 1 giá trị tương ứng của y.
a) Thay x=100 ta được:
y=−200.1002+92000.100−8400000
=−1200000
Thay x=200 ta được:
y=−200.2002+92000.200−8400000=2000000
Vậy với x=100 thì y=−1200000
Với x=200 thì y=2000000
b) Với mỗi giá trị của x có 1 giá trị tương ứng của y.
Luyện tập - vận dụng 1
Trong y học, một người cân nặng 60 kg chạy với tốc độ 6,5 km/h thì lượng ca-lo tiêu thụ được tính theo công thức: c=4,7t (Nguồn: https://irace.vn).
Trong đó thời gian t được tính theo phút. Hỏi c có phải là hàm số của t không? Vì sao?
Nếu với mỗi giá trị của t có 1 và chỉ 1 giá trị tương ứng của c thuộc tập số thực thì ta nói c là hàm số của t.
Advertisements (Quảng cáo)
c là hàm số của t vì với mỗi giá trị của t thì có 1 và chỉ 1 giá trị của c.
Hoạt động 3
Cho hai hàm số y=2x+1(1) và y=√x−2(2)
a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên.
b) Tìm x sao cho mỗi biểu thức trên có nghĩa.
Hàm số cho bằng công thức nào thì đó là biểu thức xác định của hàm số.
a) Hàm số y=2x+1 cho bằng công thức 2x+1 nên 2x+1 là biểu thức xác định của hàm số.
b) Hàm số y=√x−2 cho bằng công thức √x−2 nên √x−2 là biểu thức xác định của hàm số.
Luyện tập – vận dụng 2
Tìm tập xác định của hàm số: y=√x+2x−3
Hàm số f(x)=√AB xác định khi và chỉ khi {A≥0B≠0
Tìm tập xác định của hàm số: y=√x+2x−3 là {x+2≥0x−3≠0⇔{x≥−2x≠3
Vậy tập xác định của hàm số là D=[−2;+∞)∖{3}.
Luyện tập – vận dụng 3
Cho hàm số: y={−xnếux<0xnếux>0
a) Tìm tập xác định của hàm số trên.
b) Tính giá trị của hàm số khi x=−1;x=2022
a) Tập xác định của hàm số là tập hợp các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
b) Xác định x=-1 và x=2022 trong trường hợp nào, sau đó thay vào y ở trường hợp đó để tìm giá trị của y.
a) Tìm tập xác định của hàm số trên.
f(x) có nghĩa khi x0.
=> Tập xác định của hàm số là D=R∖{0}.
b) Tính giá trị của hàm số khi x=−1;x=2022
Với x=−1, suy ta x<0⇒y=−x=−(−1)=1.
Với x=2022, suy ra x>0⇒y=x=2022.