HĐ1
Cho vectơ →n≠→0 và điểm A. Tìm tập hợp những điểm M sao cho →AM vuông góc với →n.
Tập hợp tất cả những điểm M để →AM vuông góc với →n là đường thẳng qua A và vuông góc với giá của vectơ →n.
HĐ2
Trong mặt phẳng tọa độ, cho đường thẳng Δ đi qua điểm A(xo;yo) và có vectơ pháp tuyến →n=(a;b). Chứng minh rằng điểm M(x;y) thuộc Δ khi và chỉ khi:
a(x−xo)+b(y−yo)=0.
Gọi M(x;y)
Ta có: →AM=(x−xo;y−yo),→n=(a;b)
M∈Δ⇔→AM⊥→n
Hay →AM.→n=0⇔a(x−xo)+b(y−yo)=0 (ĐPCM).
Luyện tập 1
Advertisements (Quảng cáo)
Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác có ba đỉnh A(1; 3), B(-1;- 1), C(5 - 3). Lập phương trình tổng quát của đường cao kẻ từ A của tam giác ABC.
→BC là vevto pháp tuyến của đường thẳng AH.
Đường cao AH đi qua điểm A(−1;5) có một vectơ pháp tuyến là →nAH=→BC=(4;−2).
Phương trình tổng quát của AH là 4(x+1)−2(y−5)=0⇔2x−y+7=0.
Luyện tập 2
Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyển của đường thẳng Δ:y=3x+4.
Ta có Δ:y=3x+4⇔Δ:3x−y+4=0
Vậy vectơ pháp tuyến của Δ là →n=(3;−1).