Câu hỏi/bài tập:
Cho phương trình nhiệt hoá học sau:
\[{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{(g) + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O(g)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = - {\rm{151 kJ}}\]
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều CH3CHO hơn khi
A. giảm nồng độ của khí C2H2.
B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. không sử dụng chất xúc tác.
D. tăng áp suất của hệ phản ứng.
Advertisements (Quảng cáo)
Nguyên lý Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”.
Chiều tạo ra CH3CHO là chiều thuận.
- Khi giảm nồng độ khí C2H2, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng khí C2H2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).
- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. Do đó việc sử dụng hay không sử dụng chất xúc tác, thì cân bằng đều không chuyển dịch.
- Khi tăng áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ, tức là chiều làm giảm số mol khí của hệ (chiều thuận).
→ Chọn D.