Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa lớp 11 (sách cũ) Bài tập 2.22 trang 15 sách bài tập(SBT) hóa học 11: Khi...

Bài tập 2.22 trang 15 sách bài tập(SBT) hóa học 11: Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n...

Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n. Bài tập 2.22 trang 15 sách bài tập(SBT) hóa học 11 - Bài 9: Axit nitric và muối nitrat

2.22. Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?

Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.

Phương trình hoá học :

M2On + 2nHNO3 \( \to \) 2M(NO3)n + nH2O (1)

Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol [tức (A + 62n gam)] muối nitrat thì đồng thời tạo thành \(\frac{1}{2}\) mol (tức 9n gam) nước.

(A + 62n) gam muối nitrat - 9n gam nước

34 gam muối nitrat - 3,6 gam nước

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có tỉ lệ : \(\frac{{A + 62n}}{{34}} = \frac{{9n}}{{3,6}}\)

Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.

Phản ứng giữa Na2O và HNO3 :

Na2O + 2HNO3 \( \to \) 2NaNO3 + H2O (2)

Theo phản ứng (2) :

Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng

Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng

x = \(\frac{{3,6.62}}{{18}}\) = 12,4 (g)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)