Câu hỏi/bài tập:
Câu 9.
Cảm ứng ở động vật được thực hiện thông qua các bộ phận nào? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lý thông tin và đáp ứng. B. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lý thông tin và dẫn truyền thông tin xuống. C. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lý và đáp ứng. D. Bộ phận tiếp nhận kích thích, phân tích thông tin, xử lý thông tin và đáp ứng. |
Cảm ứng ở động vật được thực hiện thông qua các bộ phận là: Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lý thông tin và đáp ứng.
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lý thông tin và đáp ứng.
Câu 10.
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về cảm ứng ở thực vật? A. Ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật. B. Cảm ứng được biểu hiện bằng các vận động ở thực vật. C. Mọi phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường đều liên quan đến sinh trưởng. D. Vận động của thực vật thường diễn ra chậm và khó nhận biết bằng mắt thường. |
Phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường có thể liên quan đến sinh trưởng (tốc độ phân chia và sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan) hoặc không liên quan đến sinh trưởng (sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh,…).
C. Mọi phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường đều liên quan đến sinh trưởng.
Câu 11.
Cảm ứng ở thực vật có vai trò A. rút ngắn thời gian ra hoa của thực vật. B. tăng kích thước của quả và thúc đẩy quả chín sớm. C. tiêu diệt sâu và bệnh hại thực vật. D. tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,...). |
Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời kích thích của các cơ quan trên cơ thể thực vật đối với các kích thích từ môi trường. Các cảm ứng như hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng tiếp xúc,… sẽ giúp thực vật tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,…).
D. tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,...).
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 12.
Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc kiểu hướng động? 1. Vận động bắt mồi của cây gọng vó. 2. Vận động đóng mở của khí khổng. 3. Vận động uốn cong của thân cây non về phía ánh sáng. 4. Vận động leo giàn của cây thiên lí. 5. Vận động tránh xa chất độc trong đất của rễ 6. Vận động cụp, nở hoa của cây mười giờ. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. |
- Các ví dụ thuộc kiểu hướng động gồm: 3 – hướng sáng, 4 – hướng tiếp xúc, 5 – hướng hoá.
- Các ví dụ còn lại thuộc kiểu ứng động gồm: 1, 2 – ứng động không sinh trưởng; 6 – ứng động sinh trưởng.
B. 3.
Câu 13.
Phát biểu nào dưới đây chỉ ra đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hướng động và ứng động? A. Vận động trong hình thức hướng động đều liên quan đến sự sinh trưởng, còn ứng động thì không. B. Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng. C. Phản ứng hướng động diễn ra nhanh còn các phản ứng ứng động diễn ra chậm. D. Ánh sáng là tác nhân gây ra tính hướng động nhưng không phải là kích thích của ứng động |
Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng.
A. Sai. Vận động trong hình thức hướng động đều liên quan đến sự sinh trưởng, còn ứng động thì có thể liên quan đến sự sinh trưởng (ứng động sinh trưởng) hoặc không liên quan đến sinh trưởng (ứng động không sinh trưởng).
B. Đúng. Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng.
C. Sai. Các phản ứng cảm ứng của thực vật thường diễn ra với tốc độ chậm,
D. Sai. Ánh sáng có thể là tác nhân gây ra tính hướng động (hướng sáng) cũng có thể là tác nhân gây ra tính ứng động (quang ứng động).