Câu hỏi/bài tập:
Câu 14.
Phát biểu nào dưới đây giải thích đúng cho cơ chế của phản ứng hướng động? A. Sự khác nhau về nồng độ ion H+ giữa hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều. B. Sự khác nhau về hàm lượng nước trong bộ phận đáp ứng kích thích dẫn đến tốc độ dãn dài không đều của bộ phận đáp ứng. C. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng. D. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía của bộ phận tiếp nhận dẫn đến ức chế sinh trưởng của tế bào ở bộ phận này. |
Hướng động là hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Cơ chế của phản ứng hướng động liên quan chặt chẽ đến sự phân bố hormone auxin ở bộ phận đáp ứng: Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng.
C. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng.
Câu 15.
Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng trong cây trước các tác nhân kích thích có tính chu kì giải thích cho hình thức cảm ứng nào của thực vật? A. Ứng động không sinh trưởng. B. Hướng sáng. C. Hướng hoá. D. Ứng động sinh trưởng. |
Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng trong cây trước các tác nhân kích thích có tính chu kì giải thích cho hình thức cảm ứng ứng động sinh trưởng: Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì tác động lên chồi cây làm thay đổi tương quan giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới của hoa, làm hoa nở hoặc khép.
D. Ứng động sinh trưởng.
Câu 16.
Bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ là ứng dụng dựa trên hiểu biết về loại cảm ứng nào? A. Hướng sáng và hướng trọng lực. Advertisements (Quảng cáo) B. Hướng nước và hướng tiếp xúc. C. Hướng nước và hướng trọng lực. D. Hướng nước và hướng hoá. |
Rễ có tính hướng nước và hướng hoá nên có thể ứng dụng để bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ.
D. Hướng nước và hướng hoá.
Câu 17.
Những hiện tượng nào dưới đây thuộc kiểu ứng động? 1. Hoa bồ công anh nở lúc sáng sớm và khép lại vào chiều tối. 2. Rễ đâm sâu để tìm kiếm nước. 3. Vận động bắt mồi ở cây bắt ruồi. 4. Lá cây rụng khi già. 5. Phản ứng khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn. 6. Phản ứng ra hoa của cây cà chua khi đủ 14 lá. A. 1, 2 và 6. B. 1, 3 và 4. C. 3, 5 và 6. D. 1, 3, và 5. |
Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động gồm: 1, 5 – ứng động sinh trưởng, 3 – ứng động không sinh trưởng.
D. 1, 3, và 5.