Câu hỏi/bài tập:
Câu 18.
Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể? A. Thuỷ tức. B. Rắn. C. Giun đất D. Ếch đồng. |
Thuỷ tức là động vật có hệ thần kinh dạng lưới → Thuỷ tức phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể.
A. Thuỷ tức.
Câu 19.
Hình thức cảm ứng nào sau đây được gọi là phản xạ? A. Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen. B. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng. C. Trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng để quang hợp. D. Chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá. |
- Trùng giày, trùng biến hình và trùng roi xanh chưa có tổ chức thần kinh nên hình thức cảm ứng A, B, C không được coi là phản xạ.
- D. Đúng. Chim là động vật có hệ thần kinh dạng ống → Phản ứng chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá chính là phản xạ.
D. Chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá.
Câu 20.
Cho các đặc điểm sau: 1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể. 2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,... 3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chính xác hơn. 4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể. 5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang. 6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh. 7. Tiêu tốn nhiều năng lượng. 8. Tiết kiệm năng lượng hơn. Hãy sắp xếp các đặc điểm trên vào đúng kiểu hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Phương án đúng là: A. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 6 và 7; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 5 và 8. B. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 8 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 7. C. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 8. Advertisements (Quảng cáo) D. Hệ thần kinh dạng lưới : 4, 5, 6 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 1, 2, 3 và 8. |
- Đặc điểm của hệ thần kinh dạng lưới:
1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể.
4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang.
7. Tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,...
3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chínhxác hơn.
6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.
8. Tiết kiệm năng lượng hơn.
C. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 8.
Câu 21.
Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào? 1. Thuỷ tức. 2. Giun đốt. 3. San hô. 4. Mực. 5. Cá. 6. Sứa. 7. Chim. 8. Rắn 9. Nhện 10. Giun tròn A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8. B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8. C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8. D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8. |
- 1. Thuỷ tức, 3. San hô, 6. Sứa là động vật có hệ thần kinh dạng lưới.
- 2. Giun đốt, 4. Mực, 9. Nhện, 10. Giun tròn là động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- 5. Cá, 7. Chim, 8. Rắn là động vật có hệ thần kinh dạng ống.
A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.