Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 7 trang 94 SBT Toán 11 – Chân trời sáng tạo...

Bài 7 trang 94 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1: Lập luận trên có đúng không? Nếu không, hãy chỉ chỗ ra sai lầm...

Sử dụng kiến thức về tổng của cấp số nhân lùi vô hạn để tính tổng. Trả lời - Bài 7 trang 94 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 3. Biết rằng, từ vị trí A, một mũi tên bay với tốc độ 10m/s hướng thẳng tới bia mục tiêu đặt ở vị trí B cách vị trí A một khoảng bằng 10m (Hình 2)...Lập luận trên có đúng không? Nếu không, hãy chỉ chỗ ra sai lầm

Question - Câu hỏi/Đề bài

Biết rằng, từ vị trí A, một mũi tên bay với tốc độ 10m/s hướng thẳng tới bia mục tiêu đặt ở vị trí B cách vị trí A một khoảng bằng 10m (Hình 2). Một nhà thông thái lập luận như sau: “Để đến được B, trước hết mũi tên phải đến trung điểm \({A_1}\) của AB. Tiếp theo, nó phải đến trung điểm \({A_2}\) của \({A_1}B\). Tiếp nữa, nó phải đi đến trung điểm \({A_3}\) của \({A_2}B\). Cứ tiếp tục như vậy, vì không bao giờ hết các trung điểm nên mũi tên không thể đến được mục tiêu ở B”.

Lập luận trên có đúng không? Nếu không, hãy chỉ chỗ ra sai lầm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về tổng của cấp số nhân lùi vô hạn để tính tổng: Cấp số nhân vô hạn \(\left( {{u_n}} \right)\) có công bội q thỏa mãn \(\left| q \right|

Answer - Lời giải/Đáp án

Thời gian để mũi tên bay từ A đến \({A_1}\) là \(\frac{1}{2}\) giây, từ \({A_1}\) đến \({A_2}\) là \(\frac{1}{4} = \frac{1}{{{2^2}}}\) giây, từ \({A_2}\) đến \({A_3}\) là \(\frac{1}{8} = \frac{1}{{{2^3}}}\) giây\(,...\)

Tổng thời gian bay của mũi tên là: \(\frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + \frac{1}{{{2^3}}} + ... + \frac{1}{{{2^n}}} + ...\left( * \right)\)

Đây là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu là \(\frac{1}{2}\) và công bội bằng \(\frac{1}{2}\).

Do đó, tổng này bằng: \(\frac{1}{2}.\frac{1}{{1 - \frac{1}{2}}} = 1\) (giây)

Như vậy, mũi tên đến bia mục tiêu sau 1 giây.

Lập luận của nhà thông thái là không đúng, sai lầm ở chỗ cho rằng tổng ở (*) không phải là một số hữu hạn.