Câu hỏi/bài tập:
Sách Ngữ văn 11, tập một yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản nào? Yêu cầu về kỹ năng viết các kiểu văn bản có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 10?
Dựa vào phần mục lục có thể thống kê được các kiểu văn bản và hệ thống kê năng viết mà HS được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Lưu ý câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời về nội dung kỹ năng viết ở sách Ngữ văn 11 có gì khác với sách Ngữ văn 10, không hỏi về các kiểu văn bản. Phần kỹ năng viết chính là các nội dung mới mà Ngữ văn 10 chưa có (chưa nếu thành bài học).
Lớp 10 |
Lớp 11 |
|
Kiểu văn bản |
- Nghị luận xã hội: + Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học + Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Nghị luận văn học: + Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. - Văn bản thông tin: + Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng + Viết bài luận về bản thân |
- Nghị luận xã hội: Advertisements (Quảng cáo) + Hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí + Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. - Nghị luận văn học: + Một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) + Một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... - Bài thuyết minh tổng hợp. |
Yêu cầu về kỹ năng |
- Nghị luận văn học: + Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài + Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó. - Nghị luận xã hội: + Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lý lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó. |
- Nghị luận văn học: + Nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy. - Nghị luận xã hội: +Kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kỹ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy. |