Câu hỏi/bài tập:
Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...).
Dựa vào mục 1. Định hướng của phần Viết, Bài 1 (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) và Bài 3 (Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học) để nêu một số điểm khác biệt về mục đích, nội dung, hình thức, lời văn….
- Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí |
Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lý cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Advertisements (Quảng cáo) Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học |
Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lý lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…