Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo Quan sát Bảng 7. 2 và Hình 7. 3, trình bày nét...

Quan sát Bảng 7. 2 và Hình 7. 3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo...

B1: Đọc lại nội dung mục 2b trong SGK Vận dụng kiến thức giải , Câu hỏi mục 2 b - Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 46 SGK Lịch sử 11 CTSáng tạo

1. Quan sát Bảng 7.2 và Hình 7.3, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?


2.Quan sát Bảng 7.3 và hình 7.4 trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý (1075-1077). Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Đọc lại nội dung mục 2b trong SGK

B2: Quan sát bảng 7.2 và hình 7.3

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

Diễn biến chính:

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.

- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.

Advertisements (Quảng cáo)

=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Kết quả - ý nghĩa:

+ Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.

+ Nền độc lập của dân tộc được giữ vững.

- Lê Hoàn đã vận dụng kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đó là dựa vào địa hình và hiện tượng thủy triều để làm đắm thuyền giặc

2.

- Diễn biến:

+ Quân Tống nhiều lần vượt sông nhưng đều bị thất bại.

+ Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống bị tiêu diệt gần hết

+ Nhà Lý đề nghị giảng hòa,quân Tống rút về nước.

- Ý nghĩa:

+ Bảo vệ nền độc lập của dân tộc

+Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.

- Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
+ Chủ trương "Tiên phát chế nhân” (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
+ Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.