Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc...

Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (năm 1785) của nhà Tây Sơn...

Đọc lại nội dung 2d, e trong SGK Gợi ý giải , Câu hỏi mục 2 e - Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi mục 2e trang 52 SGK Lịch sử 11 CTSáng tạo

1. Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (năm 1785) của nhà Tây Sơn.

2. Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại nội dung 2d, e trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Nét chính về diễn biến và ý nghĩa hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (năm 1785) của nhà Tây Sơn.

- Kháng chiến chống Xiêm (1785):

+ Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.

+ Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.

+ Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền + Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

- Kháng chiến chống Thanh (1789):

Advertisements (Quảng cáo)

+ Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

+ Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

+ Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta => lực lượng quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa rồi cho người và Phú Xuân (Huế) cấp báo.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

+ Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân.

- Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.

- Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

2. Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.

Thứ nhất, nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn.

Thứ hai, vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt. Để thắng quân địch có ưu thế về lực lượng, Nguyễn Huệ đã vạch ra một phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt: không đưa đại quân lên biên giới quyết chiến với giặc.

Thứ ba, tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Với lực lượng ít hơn địch, Nguyễn Huệ đã hết sức sáng suốt khi lựa chọn cách đánh sở trường mà quân Tây Sơn đã nhiều lần thực hiện và giành thắng lợi trong các cuộc giao chiến với quân chúa Nguyễn ở Đàng Trong, quân chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của người Anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn (4-1975) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam; rất cần được tiếp tục nghiên cứu.