Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo Quan sát các bảng 7. 4, 7. 5 và các hình 7....

Quan sát các bảng 7. 4, 7. 5 và các hình 7. 5, 7. 6, 7. 8, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm...

B1: Đọc lại nội dung mục 2c trong SGK Hướng dẫn giải , Câu hỏi mục 2 c - Bài 7. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 50 SGK Lịch sử 11 CTSáng tạo

1. Quan sát các bảng 7.4, 7.5 và các hình 7.5, 7.6, 7.8, trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII).

2. Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

B1: Đọc lại nội dung mục 2c trong SGK

B2: Quan sát các bảng 7.4, 7.5 và các hình 7.5, 7.6, 7.8

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Nét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII):

- Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1:

+ Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

+ Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”

+ Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần

+ Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi.

- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2:

+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta

+ Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

+ Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.

- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3:

+ Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp

+ Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan

+ Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

+ Chiến thắng Bạch Đằng: Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang. Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng. Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

+ Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

+ Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

2. Từ thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?

- Những giá trị tinh thần từ sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết dân tộc từ thời nhà Trần đã xây nên "Hào khí Đông A” - một biểu tượng sức mạnh tinh thần, chính khí vô địch của dân tộc Việt Nam.

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng như khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ hay từ trai đến gái.

Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử để chống giặc ngoại xâm! Lúc bấy giờ đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, nhưng Đại Việt vẫn thể hiện được tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn.

Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của trên dưới quân-thần-dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước! Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì ích nước mà sẵn sàng gạt thù nhà.