Hoạt động 1
Quan sát đồ thị hàm số f(x)=x ở Hình 11.
a) Tính limx→1f(x).
b) So sánh limx→1f(x) với f(1).
Sử dụng limx→x0x=x0
a) limx→1f(x)=limx→1x=1
b) f(1)=1⇒limx→1f(x)=f(1).
Luyện tập - VD 1
Xét tính liên tục của hàm số f(x)=x3+1 tại x0=1.
Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục tại x0 nếu limx→x0f(x)=f(x0)
Ta có f(x0)=f(1)=13+1=2;limx→x0f(x)=limx→1(x3+1)=limx→1x3+1=1+1=2
⇒limx→1f(x)=f(1)
Vậy hàm số f(x) liên tục tại x0=1.
Hoạt động 2
Cho hàm số f(x)=x+1 với x∈R.
a) Giả sử x0∈R. Hàm số f(x) có liên tục tại điểm x0 hay không?
b) Quan sát đồ thị hàm số f(x)=x+1 với x∈R (Hình 13), nếu nhận xét về đặc điểm của đồ thị hàm số đó.
Advertisements (Quảng cáo)
Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục tại x0 nếu limx→x0f(x)=f(x0)
a) Ta có f(x0)=x0+1;limx→x0f(x)=limx→x0(x+1)=limx→x0x+1=x0+1
⇒limx→x0f(x)=f(x0)
Vậy hàm số f(x) liên tục tại x0.
b) Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy: Đồ thị hàm số là một đường thẳng liền mạch với mọi giá trị x∈R.
Luyện tập - VD 2
Hàm số f(x)={x−1,x<2−x,x≥2 có liên tục trên R hay không?
- Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục tại x0 nếu limx→x0f(x)=f(x0)
- limx→x0f(x)=L khi và chỉ khi limx→x−0f(x)=limx→x+0f(x)=L
+) Với mỗi x0∈(−∞;2) có limx→x0f(x)=limx→x0(x−1)=x0−1=f(x0)
Do đó hàm số f(x) liên tục tại x0∈(−∞;2).
+) Với mỗi x0∈(2;+∞) có limx→x0f(x)=limx→x0(−x)=−x0=f(x0)
Do đó hàm số f(x) liên tục tại x0∈(2;+∞).
+) Với mỗi x0=2 có limx→2−f(x)=limx→2−(x−1)=2−1=1;limx→2+f(x)=limx→2+(−x)=−2
⇒limx→2−f(x)≠limx→2+f(x) do đó không tồn tại limx→2f(x).
Vậy hàm số f(x) gián đoạn tại x0=2 nên hàm số f(x) không liên tục trên R.