Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Cánh diều Lý thuyết Dãy số – Toán 11 Cánh Diều: I. Khái niệm...

Lý thuyết Dãy số - Toán 11 Cánh Diều: I. Khái niệm Dãy số hữu hạnMỗi hàm số u: \(\left\{ {1;2;3...

Lời Giải lý thuyết Dãy số - SGK Toán 11 Cánh Diều Bài 1. Dãy số. I. Khái niệm Dãy số hữu hạnMỗi hàm số u: \(\left\{ {1;2;3;..

I. Khái niệm

  • Dãy số hữu hạn

Mỗi hàm số u: \(\left\{ {1;2;3;...;m} \right\} \to \mathbb{R}\left( {m \in {\mathbb{N}^*}} \right)\) được gọi là một dãy số hữu hạn.

Do mỗi số nguyên dương \(k\left( {1 \le k \le m} \right)\) tương ứng với đúng một số \({u_k}\) nên ta có thể viết dãy số đó dưới dạng khai triển: \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_m}\)

Số \({u_1}\) là số hạng đầu; \({u_m}\) là số hạng cuối cùng của dãy số đó.

  • Dãy số vô hạn

Mỗi hàm số u: \({\mathbb{N}^*} \to \mathbb{R}\) được gọi là một dãy số vô hạn.

Do mỗi số nguyên dương \(n\) tương ứng với đúng một số \({u_n}\) nên ta có thể viết dãy số đó dưới dạng khai triển: \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_n},...\)

Advertisements (Quảng cáo)

Số \({u_1}\) là số hạng đầu; \({u_n}\) là số hạng thứ n và gọi là số hạng tổng quát của dãy số.

2. Cách cho một dãy số

Một dãy số có thể cho bằng:

  • Liệt kê các số hạng (chỉ dùng cho các dãy hữu hạn và có ít số hạng).
  • Công thức của số hạng tổng quát.
  • Diễn đạt bằng lời cách xác định mỗi số hạn tổng quát của dãy số đó.
  • Phương pháp truy hồi.

3. Dãy số tăng, dãy số giảm

  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số tăng nếu ta có \({u_{n + 1}} > {u_n}\)\(,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là dãy số giảm nếu ta có \({u_{n + 1}} < {u_n}\)\(,\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).

4. Dãy số bị chặn

  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn trên nếu \(\exists \) số M sao cho \({u_n} \le M,\) \(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn dưới nếu \(\exists \) số m sao cho \({u_n} \ge m,\) \(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).
  • Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) được gọi là bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới, tức là tồn tại các số m, M sao cho \(m \le {u_n} \le M,\)\(\forall n \in {\mathbb{N}^*}\).

Advertisements (Quảng cáo)