Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào...

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đầu để xác định như vậy?...

Đọc kĩ bài thơ. Soạn văn Câu 3 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 3 - Tràng giang, Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đầu để xác định như vậy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ bài thơ

Dựa vào kiến thức và hiểu biết về bài thơ để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bài thơ được cấu tứ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ 4/3. Lời thơ miêu tả từ ngoài vào trong, từ xa đến gần gợi cho người đọc về một không gian rộng lớn của vùng sông nước.

Advertisements (Quảng cáo)

- Để xác định được điều đó, đầu tiên em dựa vào số từ trong mỗi dòng thơ, nhịp điệu của mỗi câu thơ, từ kết thúc của mỗi dòng thơ để xác định thể thơ của bài thơ. Tiếp đến là dựa vào các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ: tác giả mở đầu từ hình ảnh con sóng xa xôi rồi tiến vào gần hơn đó là hình ảnh làng quê lúc chiều tà… theo thứ tự như vậy có thể xác định các ý được sắp xếp theo trình tự từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.

Cách 2:

- Bài thơ được cấu tứ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ 4/3. Lời thơ miêu tả từ ngoài vào trong, từ xa đến gần gợi cho người đọc về một không gian rộng lớn của vùng sông nước.

- Để xác định được điều đó, đầu tiên em dựa vào số từ trong mỗi dòng thơ, nhịp điệu của mỗi câu thơ, từ kết thúc của mỗi dòng thơ để xác định thể thơ của bài thơ. Tiếp đến là dựa vào các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ.

Cách 3:

- Cấu tứ bài thơ và lí do xác định:

Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.

+ Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”, “dòng”... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợi’ “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh” “bãi vàng”...

+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); gió đầy tử khí: “đìu hiu”; bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liêu”; nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm ngả”.