Câu 7 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn có nhận xét về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu cấu tứ này mà bạn biết.
Dựa vào bài thơ và những hiểu biết của bản thân.
- Cấu tứ của bài thơ rất độc đáo. Chủ đề chính của bài thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông lạnh lẽo. Cùng với đó là cách sắp xếp ý, chọn lọc ý hết sức tài tình của tác giả. Tâm trạng của nhân vật trữ tình đi từ buồn chán, tẻ nhạt rồi đến cuối bài thơ, vẫn là những sự vật ấy nhưng trạng thái đã khác, càng buồn hơn nhưng trong đó vẫn ẩn chứa một niềm hy vọng mong manh về một ngày sẽ trở về.
- Bài thơ khác cùng kiểu cấu tứ với bài “Con đường mùa đông” là bài thơ “Tuyết nhấp nhô như sóng” của Puskin:
Tuyết nhấp nhô như sóng
Tuyết nhấp nhô như sóng
Ngời sáng trên đồng quang
Trăng lưỡi liềm lai láng
Tam mã phóng trên đường
Hát nghe những khúc hát
Advertisements (Quảng cáo)
Giải nỗi buồn trong đêm
Ôi, xiết bao thân thiết
Những lời ca ngang tàng!
Hát đi, bác xà ích!
Ta sẽ chăm chú nghe
Trăng liềm soi tịch mịch
Buồn tênh gió thoang xa
Hát đi: "Trăng, trăng đẹp
Sao trăng lại cứ nhoà?”
(Bản dịch của Thúy Toàn)
Cách 2:
- Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông và những hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” đều lặp đi lặp lại, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cấu tứ trong bài thơ thể hiện qua hình ảnh con đường mùa đông cô đơn, lạnh lẽo, từ “buồn” xuất hiện với tần số rất cao. Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường ly biệt.
- Một số bài thơ khác có cấu tứ như trên: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Màu tím hoa sim – Hữu Loan.