Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
“Xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”.
Dựa vào những hình ảnh trên và những hiểu biết về tác phẩm để trả lời câu hỏi này.
“Xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” đều là những hình ảnh quan trọng xuất hiện trong tâm trí của tác giả, vừa thể hiện nội tâm, vừa thể hiện khát khao cháy bỏng của tác giả. Đó là sự vượt qua nỗi buồn thầm kín của bản thân, phá tan bức “mái lều” trong tâm trí; đó còn là nỗi niềm mong muốn trở lại cuộc sống trước kia, bên cạnh người thương của mình, tận hưởng những phút giây hạnh phúc trong đời. Bởi vậy, qua những hình ảnh ấy, người đọc có thể hình dung được những giai đoạn tâm lý của tác giả đang ở mức độ nào, là đang chìm đắm hay thức tỉnh, đang chán nản hay khát khao hy vọng… Tất cả đều làm nổi bật lên một tâm hồn đa sầu, đa cảm của nhân vật trữ tình hay chính Pu-skin.
Cách 2:
Advertisements (Quảng cáo)
“Xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” vừa thể hiện nội tâm, vừa thể hiện khát khao cháy bỏng của tác giả.
Cách 3:
Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa như điểm tựa nâng đỡ tâm hồn người lữ khách một đêm trăng mờ sương trên con đường mùa đông tuyết trắng.
+ Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích” gợi lên những nét thân thiết, quen thuộc với tâm hồn Nga. Làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt.
+ Hình ảnh “mái lều, ánh lửa” gợi mái ấm hạnh phúc gia đình.
+ Nhà thơ nhắc đến tên người yêu để cố xua đi một phần nào nỗi buồn, nỗi cô đơn.