Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức...

Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc?...

Chú ý vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Soạn văn Câu 5 trang 45 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 5 - “Và tôi vẫn muốn mẹ…”, Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ...” là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chú ý vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc là sự chân thực của từng câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả kể lại một cách ngắn gọn, cô đọng bằng chính những cảm xúc thật của mình – của một người đã trải qua hết những câu chuyện ấy. Những tình cảm trong đó đều quá đỗi chân thật, nó gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh một cách hoàn hảo.

Advertisements (Quảng cáo)

Và qua văn bản này, em nhận ra rằng: chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó. Cậu bé trong truyện và bạn của cậu chính là hình ảnh của chúng ta khi gặp chiến tranh, nó khổ sở, thiếu thốn và đau đớn đến nhường nào. Và cái chúng ta thấy mới là những thứ diễn ra ở hậu phương, còn ngoài chiến trường kia, sự chết chóc sẽ là vô kể, mọi thứ đều sẽ trở lên khủng khiếp khi chiến tranh xảy ra, chúng ta phải ngăn chặn nó.

Cách 2:

Theo em, những yếu tố có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc là sự chân thực của từng câu chuyện. Mỗi sự việc trong câu chuyện được tác giả kể lại một cách ngắn gọn, cô đọng bằng chính những cảm xúc thật của mình – của một người đã trải qua hết những câu chuyện ấy. Những tình cảm trong đó đều quá đỗi chân thật, nó gắn với từng sự kiện, hoàn cảnh một cách hoàn hảo.

Và qua văn bản này, em nhận ra rằng: chiến tranh là khởi nguồn của mọi bất hạnh. Chúng ta cần phải đấu tranh và ngăn cản nó.

Cách 3:

Các chi tiết: Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ.

Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.