Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 (sách cũ) Soạn văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử...

Soạn văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng:...

Soạn văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng. b. Anh ấy không liên can gì đến việc này.. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Câu 1:

a. Từ trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo được dùng theo nghĩa gốc để chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.

b. Trong các trường hợp sau, các từ được hiểu theo nghĩa chuyển:

- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ ở đây được dùng với các từ để chỉ bộ phận của cơ thể.

- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: những từ ở đây được dùng với các thừ chỉ vật bằng giấy.

- Lá cờ, lá buồm: từ dùng để chỉ các vật bằng vải.

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: từ dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại.

   Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa: từ lá trong các từ trên tuy trường nghĩa khác nhau, nhưng đều dùng với các vật có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt, có bề mặt như cái lá cây. Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).

Câu 2: Đặt câu với các từ theo nghĩa chuyển:

- Đầu xanh có tội tình gì?

- Hắn có một chân trong hội đồng quản trị của công ty.

- Ả từng là một trong những tay anh chị khét tiếng ở đất Sài Gòn này.

  Anh ấy là một tay vợt xuất sắc của mùa giải này.

- Nhà nó có những năm miệng ăn.

-     Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế!

      Ôm cả non sông cả kiếp người.

- Cái óc tôi nó ngu quá phải không anh.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3: Các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa để chỉ đặc điểm âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

- Chua: Một câu nói chua chát.

- Ngọt: Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào

- Bùi: Nghe anh ấy nói tôi cảm thấy bùi tai.

- Cay đắng: Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.

Câu 4: Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ, đồng nghĩa với từ chịu là từ nhận. Đây là những từ đồng nghĩa nhưng sắc thái biểu cảm lại khác nhau. Nếu thay các từ gốc bằng từ đồng nghĩa thì câu thơ sẽ trở thành:

Nhờ em em có nhận lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

   Nếu thay thế như vậy, sắc thái ý nghĩa của câu thơ sẽ hoàn toàn thay đổi. Cậy không chỉ đơn thuần là nhờ mà còn cho thấy sự khẩn cầu, sự gửi gắm cả tấm lòng của Thúy Kiều đối với Thúy Vân. Chịu không chỉ là nhận mà còn hàm ý không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu dùng từ nhận thì vẫn còn có thể từ chối từ trong câu nói của Kiều, Kiều đã đặt Vân vào tình thế buộc phải chấp nhận, vì hơn ai hết Kiều hiểu rằng sự chấp nhận của Vân trong lúc này là một sự hi sinh. Từ chịu, cậy thể hiện được sự tinh tế của Kiều, đồng thời là sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du.

Câu 5:

a. "Nhật kí trong tùcanh cánh một tấm lòng nhớ nước

   Từ canh cánh mang nét nghĩa của tất cả các từ trên nhưng còn giúp người đọc hình dung được trạng thái liên tục, ám ảnh, thường trực của tình cảm nhớ nước trong tâm hồn Bác. Các từ khác chỉ mới thể hiện nội dung của tập thơ. Từ canh cánh vừa thể hiện được tình cảm bao trùm ở Nhật kí trong tù, vừa thể hiện tình cảm của Bác.

b. Anh ấy không liên can gì đến việc này.

   Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.

c. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

   Từ bạn mang sắc thái ý nghĩa trung hòa, vừa thể hiện được nguyện vọng, vừa giữ một mức độ hợp lí, không quá thân mật, nó phù hợp với phong cách ngoại giao hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: