Bài 34. Gieo ba đồng xu cân đối một cách độc lập. Tính xác suất để :
a. Cả ba đồng xu đều sấp ;
b. Có ít nhất một đồng xu sấp ;
c. Có đúng một đồng xu sấp.
a. Gọi Ai là biến cố “Đồng xu thứ i sấp” (i=1,2,3), ta có: P(A)=12. Các biến cố A1,A2,A3 độc lập. Theo quy tắc nhân xác suất, ta có: P(A1A2A3)=P(A1)P(A2)P(A3)=18
b. Gọi H là biến cố “Có ít nhất một đồng xu sấp”. Biến cố đối của biến cố H là ¯H :”Cả ba đồng xu đều ngửa”. Tương tự như câu a ta có P(¯H)=18. Vậy :
P(H)=1−18=78
Advertisements (Quảng cáo)
c. Gọi K là biến cố “Có đúng một đồng xu sấp”. Ta có:
K=A1¯A2¯A3∪¯A1A2¯A3∪¯A1¯A2A3
Theo quy tắc cộng xác suất, ta có:
P(K)=P(A1¯A2¯A3)+P(¯A1A2¯A3)+P(¯A1¯A2A3)
Theo quy tắc nhân xác suất, ta tìm được :
P(A1¯A2¯A3)=P(A1)P(¯A2)P(¯A3)=18
Tương tự P(¯A1A2¯A3)=P(¯A1¯A2A3)=18.
Từ đó P(K)=38