1.Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947
Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thực dân Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.
Sáng sớm 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kanj, thị trấn Chợ Mới….Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ huy, từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kan theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ do Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây.
Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công địch.
Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kan) v.v. buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11-1947.
Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10-1947), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng.
Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tài chiến, ca nô của địch.
Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy cảu đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19-12-1947.
Hình 48. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947
Advertisements (Quảng cáo)
Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 16 tài chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Với chiến thắng Việt Bắc thu đông-1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Phối hợp câc cuộc chiến đấu ở Việt bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh mẽ, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh lực vào chiến trường chính.
Quân dân Hà Nội liên tiếp mở những cuộc tập kích vào các đồn bốt ở ngoại thành như Gia Lâm, Vĩnh Tuy, Cầu Giấy, Cầu Đuống v.v..
Đầu tháng 12-1947, quân dân Sài Gòn mở hàng loạt các cuộc tập kích vào các đồn bốt, kho tàng của địch ở Thị Nghè, Gia Định, Gò Vấp, Bà Điểm, Phú Lâm, Phú Thọ, v.v..
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
Đảng và Chính phủ ta chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Trên mặt trận chính trị, đầu năm 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Tháng 6-1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất thành một tổ chức-Mặt trận Liên Việt
Trên mặt trận quân sự, trong những năm 1948-1949, bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, gây cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
Trên mặt trận kinh tế, Chính phủ ra các sắc lệnh: giảm tô 25% (7-1949), hoãn nợ, xóa nợ (5-1950), chia lại ruộng đất công và tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay đế quốc, bọn phản động (7-1950) v.v..
Trên mặt trận văn hóa, giáo dục, tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, đặt nền móng cho giáo dục dân tộc dân chủ Việt Nam (thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục mới-9 năm). Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng.