Về kinh tế, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.
Từ năm 1973 đến năm 1992, mức tăng trưởng kinh tế của pháp thực tế giảm xuống còn 2,4% đến 2,2%; năm 1991, kinh tế Anh tăng trưởng -1,8%. Năm 1963, số người thất nghiệp ở Italia là 2,5 triệu người (chiếm hơn 10% lực lượng lao động) và ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989 là 3 triệu người.
Nền kinh tế các nước Tây Âu gặp không ít khó khăn và thách thưc. Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái, lạm phát và thất nghiệp. Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phái Mĩ, Nhật Bản và các nước công ngiệp mới (NICs). Quá trình “nhất thể hóa” Tây Âu trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu vẫn còn nhiều trở ngại.
Về chính trị-xã hội, bên cạnh sự phát triển, nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn tiếp tục bộc lộ những mặt trái của nó. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Advertisements (Quảng cáo)
Ở Anh, tầng lớp giàu chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng lại nắm trong tay gần 50% số tư bản. Ở Cộng hòa Lên bang Đức, nhóm các nhà tư bản giàu có chỉ chiếm 1,7 % dân số, nhưng chiếm hữu tới 70% tư liệu sản xuất.
Các tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra, trong đó tội phạm maphia là rất điển hình ở Italia.
Về đối ngoại, tháng 11-1972, việc kí kết hiệp định về những cơ bản của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu có dịu đi. Tiếp đó là việc các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975). Đặc biệt, do hệ quả của việc kết thúc chiến tranh lạnh, bức tường Béclin bị phá bỏ (11-1989) và sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3-10-1990).