Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 Quan niệm của anh chị về Văn hóa ứng xử. Nêu vài...

Quan niệm của anh chị về Văn hóa ứng xử. Nêu vài hiện tượng ứng xử mà anh (chị) cho là hợp lí và chưa hợp lí ở góc độ văn hoá, Nhân...

– Quan niệm của anh chị về Văn hóa ứng xử. Nêu vài hiện tượng ứng xử mà anh (chị) cho là hợp lí và chưa hợp lí ở góc độ văn hoá. Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa.
Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài làm

Nhân loại coi trọng ứng xử như một tiêu chuẩn khẳng định kiến thức. Khi một hoa hậu được mọi người tôn vinh, ngoài những tiêu chí về sắc đẹp, gương mặt, hình thể, thì kết quả của phần thi ứng xử luôn tạo nên sức nặng quan trọng để giành chiến thắng. Nói rộng hơn, cách ứng xử là nền tảng văn hóa. là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn, muốn có được đòi hỏi phải có sự uyên bác cùng với bản lĩnh và tài năng. Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh.

Ai cũng muốn mình đối đáp thông minh, ứng xử khéo léo, lịch thiệp. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn luôn phải nghe’ những lời tục tĩu, thô lỗ, vẫn gặp không ít kẻ ngụy biện để che đậy thói hư, tật xấu của mình. Có một chuyên gia nhận định rằng: “Những kẻ trộm cắp không hề có khái niệm về sự xấu hổ và không hề đọc sách. Những gã ăn nói lỗ mãng, đánh chửi vợ con, ứng xử thô thiển cũng rất ít đọc sách. Họ không tôn trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác, kể cả những người thân của họ!”. Nhận định trên của vị chuyên gia không hoàn toàn đúng trong mc; trường hợp, nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là nhận xét của ông ta .Họ không có lòng tự trọng nên cũng không biết tôn trọng người khác . Thiết nghĩ, muốn được mọi người tôn trọng, trước hết phải biết tôn trọng mình, sau đó phải biết tôn trọng người khác. Đã có một sự thật là không thiếu người có bằng cấp cao nhưng sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí ngay lĩnh vực chuyên môn làm nên tấm bằng cũng chưa phải đã sâu sắc, thuyết phục được đồng nghiệp. Ngược lại, nhiều người chẳng có bằng cấp gì mà thông thái, sâu sắc khiến mọi người phải nể phục. Sống giữa cộng đồng dân cư, tôi nhận ra một điều có khi thường ngày ít ai để ý: Văn hóa không phải là mộ: vấn đề cao xa, mà từ trong cách ứng xử tử tế với nhau trong cuộc sống đời thường. Văn hóa có những cấp độ khác nhau, có lĩnh vực đòi hỏi trình độ hàn lâm, cao sang quyền quý”, nhưng nói chung tính văn hóa bắt đầu từ lòng chân thành đối với nhau, giản dị, trung thực và thấm đẫm tình người Chẳng hạn như đến ngày sinh nhật của người bạn thân nên có một lời chúc tốt đẹp, một giỏ hoa đẹp để tặng, một món quà lưu niệm nhỏ thay lời chúc mừng, thế mà đã có mấy ai nhớ đến? Một cuộc viếng thăm không được hẹn trước vào cuối giờ tan ca, khi gia chủ đã mệt nhừ người, có nên chăng? Ngay cả việc nhỏ như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa mà không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện :a biệt. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp “mình vì mọi người” mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục. chửi bậy, chửi thề trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa. Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là những biểu hiện rất thiếu văn hóa, không thể chấp nhận trong giao tiếp xã hội.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏvmình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là cái bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó thân mật. Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn… cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố. nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phô’ cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thống của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận. Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hem. mâm cỗ”, vậy mà có những người quen biết nhau, khi ra đường gặp nhau cô’ tình làm ngơ để khỏi chào hỏi, có những thầy giáo, có giáo, là những người được Đảng và Nhà nước ta giao trọng trách dạy dỗ học .sinh những điều hay, lẽ phải để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, vậy mà ứng xử kém đến nỗi học sinh cúi đầu chào mà thầy giáo dửng dưng xem như không thấy, coi việc chào hỏi là nghĩa vụ của học sinh, còn mình là “bề trên” nên không cần chào lại. Đó là biểu hiện của bất lịch sự, ứng xử không có văn hóa. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác, bất kể người đó có tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản, cuộc sống riêng tư của họ như thế nào đi nữa. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và ứng xử có văn hoá. Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao họ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Biển vẫn cậy mình dài rộng thế; Vắng cánh buồm một chút vội cô đơn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử. Cảm hóa, khoan dung, độ lượng là một trong những đặc điểm trong văn hóa ứng xử của Người. Thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người được coi là nét chủ đạo trong triết lí nhân văn cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, văn hóa ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái gần gũi, khi sai sót thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình kịp thời, nghiêm khắc mà vẫn khoan dung, độ lượng, lay động, cảm hóa lòng người. Chính nhờ sự giản dị, tế nhị trong cách ứng xử đã làm cho tất cả mọi người, dù địa vị, thành phần xuất thân như thế nào chăng nữa. khi tiếp xúc với Người đều để lại trong lòng mình ấn tượng sâu sắc bằng sự nể trọng, chia sẻ, tôn vinh bởi sức cảm hóa cuốn hút từ chính đạo đức, nhân cách, phép ứng xử văn hóa của Người.

Sức lay động cảm hóa ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có tiềm ẩn yếu tố khách quan, nhưng bên cạnh đó là yếu tô’ chủ quan được thể hiện trong văn hóa ứng xử của Người. Trong phép ứng xử, với sự tinh tế mẫn tiệp, Người đã cô’ gắng
khỏa lấp các khoảng cách, đã đạt tới đỉnh điểm của mối tương đồng, đẩy xa những tính khác biệt để đạt được mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có lợi cho sự nghiệp chung. Bởi thế, Người đã quy tụ được các bậc sĩ phu yêu nước, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để phục vụ đất nước. Người đã thuyết phục cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kì, làm Phó Thủ tướng. Lường trước những khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, Người đã thuyết phục một sô’ nhà trí thức Việt kiều như: GS. Trần Đại Nghĩa, GS. Đặng Văn Ngữ… về nước phục vụ cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn,thì một chút nước cũng tràn đầy, vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn “. Người rất tin tưởng quý trọng nhân dân, nên trong giao tiếp ứng xử với dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ: “Đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo, khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trân trọng nhân cách của người ta”. Riêng đối với những người lầm đường, lạc lối hay đã từng cộng tác với bên kia trận tuyến, Người yêu cầu: Không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới. Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hóa khoan dung”.

Vị Chủ tịch nước còn vậy, thử hỏi sao mỗi người chúng ta không học tập được một phần nhỏ nào trong cách ứng xử và nhân cách của Người? Vì sao trước đây, xã hội ta còn nghèo, mức sống vật chất thấp mà con người thương yêu nhau, chia sẻ và cảm thông cho nhau. Khác với ngày nay, đời sống chung đã được cải thiện khá nhiều, nhưng phẩm chất đạo đức và lối sống của không ít người đã bị tha hóa, suy đồi dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng nặng nề đến nỗi trở thành “quốc nạn”.

Mong rằng qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh” mà Đảng và Nhà nước ta phát động thực hiện, giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn sống mãi với thời gian, là hành trang quý giá để Đảng và Nhà nước ta vận dụng chủ trương mở cửa -hội nhập, “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”, để cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh, nhất là thực hiện tự phê bình và phê bình, xây dựng văn hóa ứng xử được hiện thực hóa trong cuộc sống, để con người đối với nhau, với xã hội, với đất nước tốt hơn, tử tế hơn, công bằng hơn và chính trực hơn.