7.78. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
7.79. Cho các phản ứng :
\(\eqalign{
& (1)C{u_2}O + C{u_2}S\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr
& (2)Cu{(N{O_3})_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr
& (3)CuO + CO\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr
& (4)CuO + N{H_3}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \cr} \)
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
A. 2. B.3. C. 1 D. 4
7.80. Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Cu là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, chu kì 4, ô số 29 trong bảng tuần hoàn.
B. Cu là nguyên tố s, có cấu hình electron : [Ar]3d1094s1.
C. Cấu hình electron của ion Cu+ là [Ar]3d,10 và Cu2+ là [Ar]3d9.
D. So với kim loại nhóm IA, liên kết trong đơn chất đồng vững chắc hơn.
7.81. Khi Cu phản ứng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá.
C. chất khử. D. môi trường.
7.82. Trong không khí ẩm (có chứa CO2), kim loại Cu thường bị bao phủ bởi một lớp màng màu xanh là
A. CuCO3 B. CuSO4.
C. Cu(OH)2. D. CuCO3.Cu(OH)2
Advertisements (Quảng cáo)
7.83. Có 4 dung dịch muối riêng biệt : CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm
dung dịch KOH dư rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là ‘
A. 1. B. 2. C.3 D. 4.
7.78 |
7.79 |
7.80 |
7.81 |
7.82 |
7.83 |
C |
B |
B |
B |
D |
A |