Trang chủ Lớp 12 SBT Lịch sử lớp 12 (sách cũ) Bài tập 5 trang 73 Sách BT Sử 12: Trình bày tóm...

Bài tập 5 trang 73 Sách BT Sử 12: Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu...

Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.. Bài tập 5 trang 73 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 - Bài 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 - 1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI

Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

*Điều kiện lịch sử.

Đầu năm 1945, lực lượng cách mạng của quần chúng bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp.

Ngay sau khi tiếng súng đảo chính của Nhật vừa nổ, Hội nghị Ban Thường vụ trung ương Đảng họp, phân tích, nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới. 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa và sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

- Thay đổi hình thức tuyên truyền cổ động đấu tranh cho thích hợp thời kì tiền khởi nghĩa.

Tình hình đó đã tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng.15/3/1945, Mặt trận Việt Minh ra “hịch” kêu gọi đồng bào dứng lên chống Nhật cứu nước.

Bản chỉ thị này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp cụ thể hóa bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật tung ra luận điệu “ trao trả độc lập”, nhưng thực tế lại thi hành một chính sách hết sức phản động, làm cho đời sống nhân dân vẫn hết sức điêu đứng, mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với phát xít Nhật và tay si phát triển gay gắt.

Cả nước bước vào một cao trào CM mới – cao trào kháng Nhật cứu nước (cao trào tiền khởi nghĩa).  Những chủ trương mới của Ban Thường vụ Trung ương Đảng có tác dụng chỉ đạo kịp thời, kiên quyết đối với cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

*Sự phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước.

-4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi:

- Thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Việt Nam cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.

- Phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang.

- Mở trường đào tạo cán bộ quân sự, chính trị…

Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cách mạng.

Cả nước dấy lên cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi mạnh mẽ.

Advertisements (Quảng cáo)

Đây là một cao trào có quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo quần chúng tham gia ở khắp thành thị và nông thôn với những hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, thích ứng với thời kì tiền khởi nghĩa.

Khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều vùng nông thôn như Ba Tơ, Đông Triều, Nghĩa Lộ…

Đặc biệt ở Cao – Bắc – Lạng, Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

Nhiều chiến khu xuất hiện, tiêu biểu là sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc có ý nghĩa chính trị to lớn: cổ vũ nhân dân ta tiến lên giành chính quyền ở các nơi khác

Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết… nổ ra ở các chợ, bến đò, xí nghiệp, trường học, rạp chiếu bóng… ở nhiều thị xã, thành phố, các đội Danh dự Việt Minh thẳng tay trừng trị những tên tay sai đắc lực của địch.

Nạn đói, hậu quả của chính sách bóc lột tàn bạo của đế quốc phát xít Pháp- Nhật làm 2 triệu đồng bào ta ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chết, hàng triệu người ngắc ngoải.

Đảng đưa ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” làm dấy lênphong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật chia cho dân.

Từ đó, phong trào cách mạng lên cao: biểu tình, trừng trị bọn ác ôn, khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền ở nhiều địa phương

Công tác tuyên truyền, báo chí của Đảng phát triển mạnh mẽ có tác dụng to lớn tới phong trào cách mạng của quần chúng.

Cao trào kháng Nhật cứu nước đã làm cho lực lượng cách mạng phát triển nhảy vọt, kẻ thù suy yếu nghiêm trọng, quần chúng đã được chuẩn bị sẵn sàng để Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

*Ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

- Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

- Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Lịch sử lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)