1. Đọc văn bản sau và trả lòi các câu hỏi nêu ở dưới.
TỔNG KẾT
CÔNG TÁC SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2006 - 2007
Năm học 2006 - 2007, ngành Giáo dục đang đứng trước những nhiệm vụ mới, những cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đạo đức nhà giáo. Góp phần thực hiện nhiệm vụ chung đó, được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học - Công nghệ cùng vói Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức có hiệu quả và thiết thực công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2006-2007.
Trong những năm gần đây, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phát huy vai trò và thế mạnh của mình trong việc khuyến khích, phát động và tổ chức thành công các Hội nghị khoa học của sinh viên.
Ngay từ đầu năm học, công tác này đã được triển khai đến các đơn vị trong toàn trường. Tháng 4-2007, tất cả các khoa đã tổ chức xong Hội nghị khoa học cấp cơ sở (19 khoa). Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường tổ chức ngày 7-5-2007 với 43 đề tài trong tổng số hơn 600 công trình khoa học của sinh viên. Các công trình khoa học năm nay của các đơn vị không tăng so với mọi năm nhưng về cơ bản đã được nâng cao về chất lượng, mang tính thời sự và thiết thực trong ứng dụng vào đời sống thực tiễn.
Trong đó, khối các khoa khoa học tự nhiên vẫn khẳng định được chất lượng các báo cáo khoa học qua việc đầu tư, tìm hiểu các vấn đề mang tính chuyên sâu với sự giúp đỡ của các thầy (cô) giáo, các chuyên gia đầu ngành. Đó là các báo cáo Một vài nghiên cứu về lớp ánh xạ phân hình với tổng DEEECT cực đại (của sinh viên Khoa Hoá học), Nuôi cấy mô tế bào cây cúc áo để thu chất ức chế sinh trưởng tế bào và kháng tế bào ung thư (của sinh viên Khoa Sinh học)...
Các đề tài ứng dụng trong việc học tập và giảng dạy ở trường phổ thông cũng được đặc biệt chú ý, thể hiện ý thức nghề nghiệp rất rõ của sinh viên như Xây dựng giáo trình điện tử hướng dẫn khai thác và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí phần cơ học lớp 10 THPT (của sinh viên Khoa Vật lí).
Khối các khoa khoa học xã hội vẫn tiếp tục tăng số lượng báo cáo khoa học (Khoa Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục chính trị...). Có những công trình được thực hiện công phu và chất lượng, thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên như: Sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng nước từ văn học đến điện ảnh qua hai truyện ngắn Mùa len trâu, Một cuộc bê dâu và bộ phim Mùa len trâu (của sinh viên Khoa Ngữ văn), Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tếdọc hành lang quốc lộ 5 (của sinh viên Khoa Địa lí).
Nhiều đề tài đã chú ý đến mảng văn hoá, giáo dục ở các địa phương cũng như các vấn đề của dân tộc thiểu số (Khoa Việt Nam học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục chính trị...).
Kết quả :
- 20 giải cấp trường cho các báo cáo khoa học của 11 chuyên ngành.
- 11 công trình khoa học được gửi dự thi cấp Bộ.
Các công trình dự thi đã đoạt giải : 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Điều đặc biệt là 2 giải Nhất cấp Bộ cũng đồng thời được nhận giải Nhất Vifotec năm 2007.
Có được những thành tích trên là do sự chỉ đạo kịp thời, sự quan tâm sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường ; sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các phòng ban chức năng, của các khoa, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các nhà khoa học, các thầy (cô) giáo, cùng với sự nỗ lực, say mê của các em sinh viên.
Tuy nhiên, phong trào còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm như:
(1) Việc triển khai ở từng đơn vị, từng chuyên ngành vẫn chưa đồng đều, chưa cân đối giữa số lượng và chất lượng.
(2) Một số đề tài còn trùng lặp, các tác giả chưa khẳng định được những đóng góp riêng của mình.
(3) Ý nghĩa thực tiễn, khả năng ứng dụng của một số đề tài còn thấp.
(4) Việc tiến hành nghiên cứu ở các khoa chưa thật đồng đều. Số đề tài của sinh viên ở năm thứ hai còn ít.
Từ những kết quả cũng như những hạn chế trên, chúng tôi nêu lên một số phương hướng để duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng của phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học trong năm tới:
Một là: Nhà trường sẽ có hình thức hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt kinh phí cho cán bộ hướng dẫn và sinh viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt đầu tư cho những công trình trọng điểm, đòi hỏi tính thực nghiệm cao.
Hai là: Nên đưa sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu của các trung tâm, các khoa ; tăng cường khả năng làm việc của sinh viên ở các phòng thí nghiệm ; chú trọng các chuyên ngành công nghệ sinh học, công nghệ na-nô... nhấn mạnh đến lĩnh vực phương pháp và ứng dụng dạy ở trường phổ thông.
Ba là: Nên tổ chức các mô hình nghiên cứu khoa học của sinh viên, liên hệ với giảng viên các khoa, đoàn thanh niên trong trường liên kết giữa câu lạc bộ trường với các trường bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu.
Câu hỏi :
a) So sánh với văn bản Tổng kết đợt hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thưong binh, bệnh binh nặng và người có công với nước (Ngữ vãn 12, tập hai, tr. 173- 175), văn bản này có điểm nào khác ? Tại sao ?
b) Dựa vào văn bản, hãy lập lại dàn ý bản báo cáo.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Về cơ bản, văn bản tổng kết này có các phần nội dung và bố cục tương đồng với văn bản Tổng kết đợt hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước trong SGK.
- Tuy nhiên, văn bản này có một vài điểm khác:
+ Không có quốc hiệu, tiêu ngữ, cơ quan làm báo cáo.
+ Không ghi tên người viết báo cáo.
- Sự khác biệt trên là do :
+ Văn bản nhằm tổng kết nội bộ, không cần gửi cho các cơ quan cấp trên.
+ Văn bản đượt trình bày tại Hội nghị tổng kết, người báo cáo là đại diện cho Ban lãnh đạo nhà trường.
b) Dàn ý của bản tổng kết:
- Mở bài:
+ Giới thiệu đề tài báo cáo.
+ Khẳng định ngắn gọn kết quả sự kiện.
- Thân bài:
+ Tình hình triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên.
+ Kết quả đạt được.
+ Những bài học về chỉ đạo mang đến kết quả tốt đẹp của việc tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học.
+ Những hạn chế cần khắc phục.
- Kết bài:
Phương hướng duy trì và nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức sinh viên nghiên cứu khoa học.
2. Thay mặt Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của lớp, anh (chị) hãy viết báo cáo tổng kết đợt vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi đoàn để báo cáo Ban Chấp hành Đoàn trường.
- Công việc viết báo cáo được tiến hành theo các bước :
+ Sưu tầm tài liệu viết báo cáo.
+ Lập dàn ý.
+ Viết báo cáo.
- Sau đây là gợi ý một số nội dung chính của báo cáo :
+ Những kết quả đạt được của cuộc vận động.
+ Những thiếu sót, hạn chế cần được tiếp tục khắc phục.
+ Đánh giá nguyên nhân và các bài học được rút ra.
+ Các kiến nghị, danh sách tập thể và cá nhân được đề nghị biểu dương, khen thưởng.