Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 Viết bài làm văn số 3 Nghị luận văn học trang 89...

Viết bài làm văn số 3 Nghị luận văn học trang 89 SBT Văn 12 tập 1...

Giải câu 1, 2, 3 trang 89 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 1. Soạn bài Viết bài làm văn số 3 : Nghị luận văn học trang 89 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 1 –

Advertisements (Quảng cáo)

Trước khi thực hành luyện tập ở nhà để chuẩn bị cho bài làm văn trên lóp, cần đọc kĩ phần hướng dẫn tổng quát sau :

– Các đề bài trong SGK đều thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm trữ tình nhưng phạm vi, đối tượng nghị luận có sự khác biệt nhất định : nghị luận về đoạn thơ trử tình, nghị luận về nhân vật trữ tình, nghị luận về cảm xúc, tâm trạng trữ tình, nghị luận về một đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung nổi bật của tác phẩm trữ tình. Phân biệt như vậy để thực hiện các thao tác tư duy, phân tích đề, lập dàn ý, trình bày nội dung nghị luận cho phù hợp.

 – Đề tài nghị luận trong hệ thống đề bài tham khảo của SGK đều tập trung vào một số tác phẩm quen thuộc trong chương trình. Tuy nhiên, mỗi câu trong từng đề bài có những yêu cầu khác nhau về phương thức nghị luận cũng như nội dung cụ thể của đề tài. Vì vậy, khi phân tích đề, cần phân biệt thật rõ các phạm vi đề tài để có thể trình bày đúng yêu cầu của đề ra.

Phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:

1. Đề 1, trang 132- 133, SGK.

a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

a) Để có thể thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, cần chú ý những điểm sau :

– Nắm vững hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ Việt Bắc nhưng chỉ trình bày thật ngắn gọn những nội dung này trong bài làm.

– Xác định rõ những phương diện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ:

+ Tính dân tộc trong nội dung: tác phẩm đề cập đến những vấn đề trọng đại của đời sống dân tộc.

+ Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật: cách sử dụng thể thơ, giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh.

– Khi trình bày những luận điểm chính, cần lựa chọn một số dẫn chứng thật tiêu biểu và phân tích ngắn gọn các dẫn chứng này để làm rõ vấn đề.

b) Để phân tích tốt tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ, cần chú ý những điểm sau :

– Xác định rõ mối quan hệ của đoạn thơ với toàn bộ tác phẩm.

–  Xác định rõ tâm trạng trữ tình chủ yếu và những biểu hiện cụ thể của mạch cảm xúc trữ tình, diễn biến của cảm xúc trữ tình trong đoạn trích. Có thể tìm hiểu mạch cảm xúc trữ tình theo gợi ý sau:

+ Nỗi nhớ vùng đất miền Tây : sông Mã – Tây Tiến – rừng núi. Qua hình tượng thiên nhiên, cần phát hiện nét riêng của tâm hồn tác giả và người lính Tây Tiến. Chú ý những sắc thái cụ thể của nỗi nhớ thông qua sắc thái của cảnh :

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

+ Nỗi nhớ đồng đội : Hình ảnh người lính Tây Tiến trên con đường hành quân đầy gian khổ. Cần bám sát các từ ngữ, hình ảnh (dãi dầu, không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời) để xác định được những sắc thái cảm xúc : nỗi đau, niềm cảm thương, giọng điệu ngang tàng, kiêu hãnh nhằm vượt lên thực tại đầy thách thức vói mỗi người lính – trong đó có chính nhà thơ.

+ Sự tương phản – hoà hợp của cảnh dữ dằn, khốc liệt với vẻ đẹp ngọt ngào, thơ mộng trong tâm hồn người lính:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

– Cần chú ý bằm sát các từ ngữ, hình ảnh cụ thể để xác định được những sắc thái cảm xúc tinh tế. Tránh lan man, suy diễn, sa đà vào những nội dung quá rộng, quá xa yêu cầu của đề bài.

yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội chứ không phải hình tượng người lính hay phân tích đoạn thơ, nên trong quá trình triển khai luận điểm, cần bám sát yêu cầu này. Mọi luận điểm, luận cứ đều phải hướng tới làm nổi bật các đặc điểm của tâm trạng trữ tình chứ không phải đặc điểm của đoạn thơ hay đặc điểm của hình tượng người lính.

2. Đề 2, trang 133, SGK.

a) Vẻ đẹp bị tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

a) Cần chú ý những điểm sau :

– Vẻ đẹp bi tráng là đặc điểm chủ đạo của hình tượng người lính trong toàn bộ bài thơ Tây Tiến. Tuy nhiên, đặc điểm này thể hiện tập trung nhất trong đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thom

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

– Cần đối chiếu, so sánh với một số câu thơ, đoạn thơ trong bài để thấy rõ hơn tính nhất quán và mối quan hệ của hình tượng thơ : vẻ đẹp bi tráng của người lính được thể hiện xuyên suốt trong toàn bài ở những mức độ khác nhau. Có những câu thơ mang giọng điệu ngang tàng nhưng vẫn trĩu nặng nỗi đau vì sự hi sinh, mất mát của người lính :

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Có những câu thơ như khoảnh khắc thăng hoa đầy lãng mạn trong chiến tranh khốc liệt: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”… Từ đó, anh (chị) cần giải thích và phân tích ngắn gọn giá trị của khổ thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…” để lí giải rõ vấn đề : Vì sao có thể xem đây là những câu thơ có sức lay động, gợi cảm và âm vang nhất, biểu hiện rõ nhất vẻ đẹp bi tráng của người lính ? Có thể giải thích rõ : Cái bi, cái hùng (tráng) và cái thi vị, thơ mộng trong hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ là gì ?

không yêu cầu phân tích hình tượng người lính hay phân tích toàn bộ bài thơ mà yêu cầu nêu được hệ thống lập luận chặt chẽ để giải thích rõ . Vì sao có thể xem những câu thơ này là sự thể hiện tập trung nhất nét đẹp của hình tượng người lính – “tượng đài nghệ thuật” về các chiến sĩ Tây Tiến ? Toàn bộ hệ thống lập luận đều phải hướng vào vấn đề này.

b) Cần chú ý những điểm sau:

– Trọng tâm yêu cầu của đề bài này là : Qua các thao tác phân tích hình tượng thơ, anh (chị) cần nêu được những cảm nhận (ấn tượng, suy nghĩ, cảm xúc) của chính mình.

– Cần xác định rõ mối quan hệ của hình tượng thơ trong khổ thơ với hình tượng chủ đạo của toàn bộ tác phẩm. Trình bày thật ngắn gọn, sáng rõ về mối quan hệ này.

– Những cảm nhận của anh (chị) phải dựa trên đặc điểm của hình tượng nghệ thuật (bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người Việt Bắc) trong khổ thơ. Vì vậy, có thể cấu tạo hệ thống luận điểm, luận cứ theo kiểu đan xen các ý : vừa phân tích đặc điểm của hình tượng nghệ thuật, vừa trình bày một cách hài hoà và khéo léo những ấn tượng, suy tư, cảm xúc của chính mình.

–    Có thể dựa vào những gợi ý sau để xác định hệ thống luận điểm, luận cứ cần thiết, phù hợp:

+ Thiên nhiên và con người Việt Bắc vừa có nét đẹp truyền thống, vừa mang tinh thần thời đại. Trong đoạn thơ này, đâu là nét đẹp mang tính truyền thống, đâu là nét đẹp mang tính thời đại ?

+ Xét trong mối quan hệ vói cảm xúc và hình tượng chủ đạo của toàn bộ bài thơ, giá trị quan trọng nhất của bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ này là gì ?

+ Vì sao lời thơ gợi liên tưởng tới những câu ca dao, dân ca thể hiện tâm tình lứa đôi và tình yêu quê hương đất nước ?

Anh (chị) hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ điều này và so sánh điểm tương đồng, khác biệt giữa thế giới ta – mình của ca dao và thế giới ta – mình trong đoạn thơ này của bài Việt Bắc.

– Không phân tích toàn bộ khổ thơ mà tập trung phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc. Cần cấu tạo một hệ thống lập luận chặt chẽ để nêu bật nội dung quan trọng nhất: ấn tượng, suy nghĩ, cảm xúc của anh (chị) về hình tượng nghệ thuật.

3. Đề 3, trang 134, SGK.

a) Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

b) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

a) yêu cầu xác định được những nội dung kiến thức cơ bản sau và vận dụng vào hệ thống lập luận để trình bày vấn đề một cách có cơ sở, ngắn gọn, xác đáng.

– Những kiến thức tổng quát về tác phẩm đề tài, đặc điểm nghệ thuật, nội dung.

– Đặc điểm quan trọng trong chất liệu, hình tượng của bài thơ : để nói về cội nguồn lịch sử tâm hồn, số phận của đất nước, nhà thơ bắt đầu bằng những chất liệu của văn hoá, văn học dân gian : di sản văn hoá (bao gồm cả di sản thiên nhiên và phong tục tập quán trong đòi sống cộng đồng), di sản văn học (cổ tích, ca dao)…

– Mối quan hệ giữa đặc điểm nội dung và nghệ thuật của câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” với đặc điểm chung của hệ thống chất liệu và hình tượng của toàn bộ đoạn trích Đất Nước.

– Giải thích ngắn gọn và xác đáng ý nghĩa của câu thơ trong mối liên hệ với hệ thống hình tượng chủ đạo của đoạn trích.

– Nêu được những câu ca dao có hình ảnh và ý nghĩa tương đồng.

– Chỉ ra sự khác biệt giữa hình ảnh muối -gừng trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm và ca dao : khác biệt về phạm vi ý nghĩa, về sắc thái, giọng điệu, cảm xúc.

b) Yêu cầu trọng tâm của đề bài này là : Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến chứ không phải phân tích tác phẩm (bài thơ, đoạn thơ). Khi làm bài, anh (chị) cần chú ý những điểm sau :

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và hình tượng nghệ thuật chủ đạo – đối tượng trữ tình của tác phẩm : người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng – mang dấu ấn riêng của hồn thơ Quang Dũng.

– Có thể xác định các luận điểm theo một số cách khác nhau chứ không nhất thiết chỉ có một hệ thống ý bắt buộc, máy móc. Tuy nhiên, về cơ bản, cần xác định được những luận điểm chính sau :

+ Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến : cần cụ thể hoá luận điểm này qua hệ thống luận cứ cơ bản sau :

● Hình tượng người lính Tây Tiến mang dáng dấp của các tráng sĩ xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. Họ là những người chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước vào cuộc chiến khốc liệt với tư thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã.

● Sức mạnh thực sự của người lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần : ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên Tây Bắc, với núi rừng, làng bản, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ.

● Quang Dũng không né tránh sự mất mát, đau đớn mà đã biểu hiện một cách chân thực sự hi sinh của những người lính qua những hình ảnh bi thương, mãnh liệt nhưng không bi luỵ.

+ Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa : cần cạ thể hoá luận điểm này qua hệ thống luận cứ cơ bản sau :

● So sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng với hình tượng người lính trong các tác phẩm khác của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp (Đồng chí – Chính Hữu) để làm rõ nét tương đồng và khác biệt trong đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hình tượng.

● Chất thơ trong tâm hồn, cuộc đời chiến đấu của người lính được biểu hiện tinh tế và phong phú qua cách cảm nhận thế giới thiên nhiên, cuộc sống, tâm trạng và cả sự hi sinh thiêng liêng, cao cả.

– Cần chọn lọc để phân tích những đặc điểm nổi bật của hình tượng nghệ thuật theo một hệ thống luận điểm thích hợp, không sa vào phân tích toàn bộ tác phẩm hoặc các đoạn thơ