Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Kết nối tri thức Câu hỏi Mở đầu trang 67 Hóa 12 Kết nối tri thức:...

Câu hỏi Mở đầu trang 67 Hóa 12 Kết nối tri thức: Pin điện hoá là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị như đèn pin, điện thoại, laptop...

Nêu cấu tạo, vai trò của phản ứng oxi hóa – khử và cách lắp ráp pin điện hóa. Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi Mở đầu trang 67 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức - Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học.

Pin điện hoá là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị như đèn pin, điện thoại, laptop, máy tính cầm tay, đồng hồ, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô, máy bay không người lái, ... Pin điện hoá có cấu tạo như thế nào? Phản ứng oxi hoá – khử đóng vai trò gì trong hoạt động của pin điện hoá? Làm thế nào để lắp ráp được một số pin điện hoá đơn giản?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nêu cấu tạo, vai trò của phản ứng oxi hóa – khử và cách lắp ráp pin điện hóa.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cấu tạo: Pin gồm 2 điện cực có thế điện cực khác nhau, thường được ghép với nhau qua cầu muối.

- Vai trò của phản ứng oxi hóa – khử: tạo ra một dòng electron từ anode đến cathode qua một dây nối, tạo ra dòng điện.

Advertisements (Quảng cáo)

- Cách lắp pin điện hóa đơn giản:

+ Dụng cụ: thanh kim loại đồng và kẽm; vôn kế; 2 dây dẫn.

+ Nguyên liệu: 1 quả khoai tây tươi.

+ Cách tiến hành:

Bước 1: Cắm 2 thanh kim loại vào quả khoai tây và không để chúng chạm vào nhau.

Bước 2: Nối cực âm của vôn kế với thanh kẽm và cực dương của vôn kế với thanh đồng.

Advertisements (Quảng cáo)