Nhúng một thanh kẽm vào cốc đựng dung dịch copper(II) sulfate (Hình 15.2a), sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra thì thấy xuất hiện một lớp đồng màu đỏ bám vào thanh kẽm (Hình 15.2b).
1. Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn của phản ứng oxi hoá – khử xảy ra trong thí nghiệm.
2. Viết quá trình oxi hoá nguyên tử Zn và quá trình khử ion Cu2+. Chỉ ra dạng oxi hoá và dạng khử trong mỗi quá trình.
3. Biểu diễn dạng oxi hoá và dạng khử của mỗi nguyên tố trên như sau: dạng oxi hoá/dạng khử.
Dạng oxi hoá (Mn+) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử Mn+/M.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Phương trình hoá học dạng ion rút gọn: \({\rm{Zn}} + {\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}} \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}} + {\rm{Cu}}\)
2. Quá trình oxi hóa Zn: \({\rm{Zn }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ }} + {\rm{ 2e}}\)
Dạng khử Dạng oxi hóa
Quá trình khử Cu2+: \({\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ }} + {\rm{ 2e }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ Cu }}\)
Dạng oxi hóa Dạng khử
3. Dạng oxi hoá và dạng khử của kẽm và đồng: Zn2+/Zn; Cu2+/Cu.