Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Chân trời sáng tạo Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở...

Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?...

Đọc kĩ phần 2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở từ năm 1986 Hướng dẫn trả lời Câu hỏi mục 2 - Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Câu hỏi/bài tập:

Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở từ năm 1986 đến nay ( SGK trang 75)

- Chỉ ra các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Answer - Lời giải/Đáp án

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Quá trình đổi mới là quá trình làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, hiệu quả hơn, đó là quá trình xây dựng một xã hội mới xã hội chủ nghĩa, có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nhất định thắng lợi.

Advertisements (Quảng cáo)

- Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp

- Đổi mới toàn diện và đồng bộ, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đổi mới từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn hành động; đổi mới kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, đối ngoại; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, cả hệ thống chính trị.

Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân

- Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đối mới. Nhân dân được phát huy quyền làm chủ, lao động sáng tạo làm nên những thành tựu đổi mới.

- Công cuộc Đổi mới đã giải phóng sức dân khỏi những rào cản của cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao. cấp; khơi nguồn sáng tạo, chủ động và phát huy các nguồn lực của nhân dân trong cơ chế thị trường; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. :

Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

- Việt Nam phát huy, khai thác các nguồn lực trong nước; đồng thời, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế; trong đó, nội lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Việc kết hợp nội lực và ngoại lực sẽ tạo ra cho Việt Nam sức mạnh tổng hợp để phát triển và bền vững.

Advertisements (Quảng cáo)